Xử phạt vi phạm hành chính đến 8.000.000 đồng đối với giáo viên có hành vi sửa chữa nội dung bài thi cho học sinh?
Giáo viên sửa chữa nội dung bài thi cho học sinh bị xử phạt vi phạm hành chính đến 8.000.000 đồng?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về thi
...
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
Theo đó, đối với hành vi sửa chữa nội dung bài bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trên áp dụng đối với các đối tượng tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như là tại cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục đại học;...
Còn đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sửa chữa nội dung bài thi cho học sinh cũng là với mức phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Các mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt là gấp đôi.
Xử phạt vi phạm hành chính đến 8.000.000 đồng đối với giáo viên có hành vi sửa chữa nội dung bài thi cho học sinh?
Giáo viên sửa chữa nội dung bài thi cho học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trường hợp giáo viên vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện hành vi sửa chữa nội dung bài thi cho học sinh. Và thỏa mãn các cấu thành của tội giả mạo trong công tác, thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh nêu trên.
Giáo viên nhận tiền để sửa điểm thi có thể bị truy cứu trách nhiệm tội nhận hối lộ hay không?
Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
...
Theo đó, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ khoản lợi ích nào theo quy định trên mà thực hiện việc sửa điểm thi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nhận hối lộ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
- Đối với thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm thì thành viên ngoài nhà trường bắt buộc phải là các giáo viên?