Xử lý số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến năm 2023?
- Xử lý số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến năm 2023?
- Thực hiện truy thu đối với các trường hợp hưởng sai chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như thế nào?
- Thực hiện chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau như thế nào?
- Thời gian xử lý số dư tài khoản tiền gửi dự toán ngân sách là khi nào?
Xử lý số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến năm 2023?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về việc xử lý kinh phí cuối năm như sau:
Xử lý kinh phí cuối năm
1. Việc xử lý số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý cuối năm thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Thời hạn chế, tạm ứng và hạch toán các khoản chi ngân sách thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP."
Như vậy, số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như trên.
Xử lý số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến năm 2023? (Hình từ internet)
Thực hiện truy thu đối với các trường hợp hưởng sai chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định thực hiện truy thu đối với các trường hợp hưởng sai chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
- Trường hợp đúng đối tượng được hưởng nhưng phải điều chỉnh giảm mức trợ cấp thì đối tượng phải nộp trả ngân sách trung ương phần chênh lệch đã hưởng mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp được điều chỉnh theo quyết định điều chỉnh mức trợ cấp của cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để được hưởng chế độ không đúng quy định thì đối tượng phải nộp trả ngân sách trung ương toàn bộ số tiền đã được hưởng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc thu hồi, xử lý các khoản trợ cấp của đối tượng đã hưởng không đúng quy định theo quyết định của cấp có thẩm quyền vào ngân sách trung ương; báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo quyết toán hằng năm của cơ quan gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, gửi Bộ Tài chính.
Thực hiện chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về việc chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau:
Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau
1. Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng gồm:
a) Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật Đầu tư công. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia;
c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội;
d) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;
đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc;
e) Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện.
2. Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng vào năm sau."
Như vậy, các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau.
Thời gian xử lý số dư tài khoản tiền gửi dự toán ngân sách là khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định về xử lý số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp đến hết ngày 31 tháng 12 như sau:
Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm
...
3. Số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp đến hết ngày 31 tháng 12 được xử lý như sau:
a) Số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp của đơn vị dự toán ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn còn dư, thì phải nộp trả ngân sách nhà nước; trừ trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách phải đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và chi tiết theo Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục số tiền còn dư theo mẫu biểu số 58 phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để làm căn cứ hạch toán chuyển số dư sang năm sau. Căn cứ kết quả đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán giảm chi (nếu đã hạch toán chi) hoặc hạch toán giảm tạm ứng (nếu đã hạch toán tạm ứng) ngân sách năm trước, tăng số đã cấp ngân sách năm sau; đồng thời thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước (tương ứng với số dư tài khoản tiền gửi được chuyển sang ngân sách năm sau) sang dự toán ngân sách năm sau.
Kho bạc Nhà nước lập báo cáo chi tiết việc xử lý số dư tài khoản tiền gửi khi kết thúc năm ngân sách theo đơn vị dự toán cấp I, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi. Trường hợp được phép sử dụng tiếp số dư tài khoản tiền gửi, sẽ hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định;
b) Số dư tài khoản tiền gửi quy định tại điểm a khoản này không sử dụng tiếp phải nộp lại ngân sách nhà nước. Đơn vị sử dụng ngân sách gửi báo cáo chi tiết số dư theo Mục lục ngân sách nhà nước đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch trước ngày 10 tháng 02 năm sau để phối hợp thực hiện nộp lại ngân sách và hạch toán giảm chi hoặc giảm tạm ứng ngân sách;
c) Số dư tài khoản tiền gửi của ngân sách cấp xã (nếu có) được chuyển sang ngân sách năm sau sử dụng theo chế độ quy định."
Như vậy, số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp của đơn vị dự toán ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?