Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm khi đang thi hành quyết định kỷ luật như thế nào theo quy định hiện nay?
Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm khi đang thi hành quyết định kỷ luật như thế nào?
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức trong trường hợp vi phạm khi đang thi hành quyết định kỷ luật như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
Như vậy cán bộ, công chức vi phạm khi đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý kỷ luật như sau:
- Trường hợp 1: So với hình thức kỷ luật đang thi hành, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng:
Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn 01 mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành.
- Trường hợp 2: So với hình thức kỷ luật đang thi hành, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn:
Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn 01 mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm khi đang thi hành quyết định kỷ luật như thế nào theo quy định hiện nay?
Cán bộ công chức vi phạm vào những hành vi nào thì sẽ bị xử lý kỷ luật?
Căn cứ quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật cán bộ, công chức tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu trên thì việc thực hiện xử lý kỷ luật cán bộ, công chức khi cán bộ công chức vi phạm các nội dung sau:
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức;
- Những việc cán bộ, công chức, không được làm;
- Nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đạo đức, lối sống;
-Vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ.
Hiện nay có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Như vậy, nếu có hành vi vi phạm theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ công chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức trên. Tùy vào người có hành vi vi phạm là cán bộ hay công chức và có giữ chức vụ lãnh đao, quản lý hay không để xác định các hình thức xử lý kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?