Xóa đói giảm nghèo: Cách thức triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2021-2025?
Triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Công văn 2146/LĐTBXH-VPQGGN năm 2022 quy định về việc triển khai dự án giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2021-2025 như sau:
Để đảm bảo thực hiện các dự án giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đúng quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất: Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn nội dung hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện theo các dự án giảm nghèo, gồm: (i) dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; (ii) dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; (iii) dự án mô hình giảm gieo hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ. Việc hỗ trợ người dân thực hiện thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Thứ hai: Chỉ đạo các cơ quan, địa phương được bố trí kinh phí thực hiện dự án giảm nghèo khẩn trương thực hiện thủ tục xây dựng, phê duyệt dự án theo quy định; bảo đảm kịp thời triển khai các dự án giảm nghèo theo đúng tiến độ ngay sau khi được giao vốn.
Thứ ba: Báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo quy định
Như vậy, thực hiện các dự án giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thể hiện qua các nội dung như trên.
Xóa đói giảm nghèo: Cách thức triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Nguyên tắc thực hiện chương trình dự án giảm nghèo như thế nào?
Căn cứ Mục 1 phần V Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 về nguyên tắc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như sau:
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
- Quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện một số hoạt động của Chương trình bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, điều kiện huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, lãng phí; không sử dụng vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.
- Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.
Như vậy, nguyên tắc thực hiện chương trình dự án giảm nghèo được thực hiện như trên.
Giải pháp huy động vốn, lồng ghép nguồn lực trong dự án giảm nghèo như thế nào?
Căn cứ Mục 2 phần V Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 về về giải pháp huy động vốn, lồng ghép nguồn lực chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như sau:
- Ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
- Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng.
- Lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Như vậy, giải pháp huy động vốn, lồng ghép nguồn lực trong dự án giảm nghèo được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?