Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ?

Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ? anh Quang Sáng - Ninh Thuận

Tín chỉ là gì?

- Tín chỉ là một hình thức học tập phổ biến hiện nay ở các trường đại học, với hình thức này thì sinh viên sẽ phải học đầy đủ những môn học và số tín chỉ theo yêu cầu của trường. Nhưng sinh viên sẽ được tự do sắp xếp lịch học theo thời gian mình mong muốn và theo những buổi học mà trường đã sắp cố định.

- Ví dụ thông thường khi sinh viên muốn học môn A và trường đã mở lớp ở các thời gian khác nhau vậy sinh viên sẽ được chọn lớp môn A và thời gian mà mình muốn học. Học theo hình thức này thì có thể học nhanh hơn chương trình học hoặc cải thiện những môn học mà bản thân yếu kém.

Xếp loại học lực Đại học năm 2023 được chia thành bao nhiêu hạng?

Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về Đánh giá và tính điểm học phần như sau:

* Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

+ A: từ 8,5 đến 10,0;

+ B: từ 7,0 đến 8,4;

+ C: từ 5,5 đến 6,9;

+ D: từ 4,0 đến 5,4.

- Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

+ P: từ 5,0 trở lên.

- Loại không đạt:

+ F: dưới 4,0

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

+ I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

+ X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

+ R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

*Xếp loại học lực sinh viên

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại học lực sinh viên theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

- Theo thang điểm 4:

+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

+ Dưới 1,0: Kém.

- Theo thang điểm 10:

+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

+ Dưới 4,0: Kém.

Như vậy, học lực sinh viên sẽ được xếp loại dựa trên điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy theo quy định trên.

Theo đó, xếp loại tốt nghiệp đại học sẽ gồm có 6 hạng là xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu và kém.

bao nhiêu tín chỉ

Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ internet)

Sinh viên học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ được thực hiện như sau:

- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;

- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;

- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:

- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;

- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập, trong đó:

- Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.

+ Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;

+ Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

- Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:

+ Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;

+ Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;

+ Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.

- Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.

Như vậy, trường hợp theo học chương trình đào tạo nào thì sẽ có mức tổng số tín chỉ tương đương theo quy định vừa liệt kê trên.

3,520 lượt xem
Xếp loại học lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điểm tiếng anh được 6.4 các môn còn lại trên 6.5 thì được xếp loại học lực nào?
Pháp luật
Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh theo căn cứ nào? Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được quy định ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Cách xếp loại học lực cấp 1, cấp 2, cấp 3 năm học 2023-2024 mà học sinh và giáo viên cần nắm rõ?
Pháp luật
Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh THPT năm học 2023-2024 theo quy định mới nhất có bao nhiêu mức?
Pháp luật
Hướng dẫn xếp loại học sinh cấp 3 năm 2024? Đánh giá xếp loại học sinh THPT mới nhất năm học 2023-2024 ra sao?
Pháp luật
Học sinh trung học phổ thông muốn xếp loại học lực giỏi phải có đủ các tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn để xếp loại hạnh kiểm tốt là gì?
Pháp luật
Năm 2023, cách xếp loại học lực tiểu học được thực hiện như thế nào? Có mấy loại học lực được đánh giá, xếp loại?
Pháp luật
Môn Giáo dục công dân hiện nay có còn được đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét hay không?
Pháp luật
Việc xếp loại học lực cho học sinh trung học phổ thông theo học kỳ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nào? Học sinh để được lên lớp thì phải được xếp loại học lực từ mức nào trở lên?
Pháp luật
Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xếp loại học lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xếp loại học lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào