Xem trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ trên kênh nào? Lịch diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2024 ra sao?
Xem trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ trên kênh nào?
Xem thêm: Người dân được xem trực tiếp lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ không?
>> Dự báo thời tiết ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thành phố Điện Biên Phủ thế nào?
VTV1 sẽ tường thuật trực tiếp lúc 7h30 ngày 7/5 Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thông tin trên được đưa ra tại họp báo giới thiệu các chương trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), sáng 26/4.
Sự kiện quan trọng được khán giả cả nước đón chờ là Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức tại Sân vận động tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Xem trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ trên kênh nào? (Hình từ Internet)
Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2024 ra sao?
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức vào sáng ngày 7/5/2024 sau Lễ mít tinh tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Theo Quyết định 821/QĐ-BQP năm 2024 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Lễ diễu binh, diễu hành được tổ chức vào sáng ngày 7/5/2024 sau Lễ mít tinh tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ diễu binh, diễu hành có sự tham gia của 5 thành phần lực lượng: Lực lượng Pháo lễ; lực lượng Không quân bay chào mừng; lực lượng diễu binh, diễu hành (gồm khối Nghi trượng, lực lượng diễu binh do Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp Bộ Công an đảm nhiệm, lực lượng diễu hành của khối Quần chúng, lực lượng diễu hành của khối Nghệ thuật); lực lượng làm nền trên sân; lực lượng xếp hình, xếp chữ.
Trong đó điểm nhấn của Lễ diễu binh, diễu hành đó là có sự tham gia của Lực lượng pháo lễ gồm 18 khẩu lựu pháo 105 và 12 Máy bay trực thăng bay qua khán đài của Lực lượng Không quân.
Chương trình Lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu bằng 21 loạt pháo trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sau đó là phần trình diễn của 09 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua Lễ đài.
Tiếp đó là phần trình diễn của Khối diễu binh (04 khối Nghi trượng, 24 khối quân đội, dân quân tự vệ, công an) và khối diễu hành (09 khối Cựu Chiến binh, thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến, Công nhân, nông dân, tri thức, thanh niên, phụ nữ, khối các dân tộc Tây Bắc) và cuối cùng phần trình diễn của Khối Nghệ thuật.
Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn, quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nội dung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thế nào?
Tại Mục II Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 có đưa ra chủ đề và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
(1) Chủ đề tuyên truyền:
“CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI”
(2) Nội dung tuyên truyền:
- Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp trong kế hoạch Nava; chủ trương của Đảng ta về mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến, kết quả của Chiến dịch; những chiến thắng và chiến công của quân, dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; khẳng định tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, nhất là đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân ba nước Đông Dương; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta
- Công lao, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các tầng lớp Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Điện Biên Phủ cần tiếp tục được phát huy, lan tỏa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và của tỉnh Điện Biên 70 năm qua; những nghị quyết, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở; chú trọng đến các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, hoạt động về nguồn; biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc
Đồng thời, tại Mục I Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 có nêu ra mục đích, yêu cầu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
- Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tôn vinh, tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong năm 2024, thi đua lập thành tích chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định hiện hành; lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương; tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?