Xem chi tiết toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 cán bộ, công chức, viên chức mức lương cơ sở 2.34 triệu tại đâu?
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 cán bộ, công chức, viên chức mức lương cơ sở 2.34 triệu tại đâu?
Mới đây tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị kết luận về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau:
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Theo đó thực hiện 7 nội dung trong đó bao gồm:
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
>> Xem chi tiết toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 cán bộ công chức viên chức mức lương cơ sở 2.34 triệu: Tải về
Theo đó, thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở để tính bảng lương mới của 9 đối tượng thực hiện cải cách tiền lương 2024 áp dụng như sau:
Giai đoạn 1: Đến hết ngày 31/6/2024, mức lương cơ sở tiếp tục áp dụng theo mức 1.800.000 đồng (Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Giai đoạn 2: Từ sau ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở mới được áp dụng theo mức 2.340.000 đồng.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 cán bộ, công chức, viên chức mức lương cơ sở 2.34 triệu tại đâu? (Hình từ Internet)
Tiền hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức năm 2024 sẽ tăng từ ngày 1/7/2024 đúng không?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các khoản tiền hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội của cán bộ công chức được tính dựa trên mức lương cơ sở. Ví dụ như trợ cấp 1 lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, dưỡng sức sau ốm, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng.
Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) dẫn đến các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội nêu cũng sẽ tăng.
Ngoài ra, Kết luận 83-KL/TW năm 2024 nêu rõ đối với khu vực doanh nghiệp sẽ thực hiện đầy đủ 2 nội dung:
(1) Điều chỉnh mức lương tối thiểu (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so năm 2023), áp dụng từ ngày 01/7/2024.
(2) Quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp.
Vậy, tăng mức lương tối thiểu vùng có thể dẫn đến tăng thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động, từ đó các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội của người lao động cũng có thể tăng.
Các chế độ bảo hiểm xã hội mà cán bộ, công chức được hưởng hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Vậy có thể thấy cán bộ, công chức là đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các chế độ sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?