Xác định lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp như thế nào? Phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp là gì?
Mức phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp
1. Phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được Bộ Tài chính xác định trên cơ sở kết quả thẩm định phương án tài chính của dự án đầu tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư nhưng tối đa không vượt quá 2%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh.
2. Mức phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được xác định là tổng của hai mức phí:
a) Tính theo hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu của dự án đầu tư; và
b) Tính theo hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu.
3. Mức phí bảo lãnh chính phủ được quy định cụ thể trong Biểu phí bảo lãnh chính phủ tại Phụ lục II Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên mức phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được xác định là tổng của hai mức phí:
- Tính theo hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu của dự án đầu tư và
- Tính theo hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu.
Xác định lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thu, nộp phí bảo lãnh chính phủ từ doanh nghiệp
1. Phí bảo lãnh chính phủ được tính trên dư nợ gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu và loại tiền vay được Chính phủ bảo lãnh theo mức phí bảo lãnh chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được tính bắt đầu từ ngày rút vốn đầu tiên hoặc ngày thanh toán tiền mua trái phiếu.
2. Phí bảo lãnh chính phủ được tính bằng loại tiền vay và được thu bằng đồng Việt Nam quy đổi theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm nộp phí bảo lãnh và phải nộp cho Quỹ tích lũy trả nợ vào ngày thanh toán lãi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
3. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu Bộ Tài chính không nhận được phí phải nộp, đối tượng được bảo lãnh phải chịu lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp:
a) Được tính trên số ngày chậm nộp kể từ ngày đến hạn đến ngày thực nộp;
b) Lãi suất áp dụng cho khoản phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp bằng lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Nếu lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu là lãi suất thả nổi, Bộ Tài chính áp dụng lãi suất tham chiếu cùng kỳ trả lãi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để tính toán lãi phạt chậm trả.
Như vậy theo quy định trên trường hợp nộp phí bảo lãnh chính phủ quá hạn phải chịu lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp như sau:
- Được tính trên số ngày chậm nộp kể từ ngày đến hạn đến ngày thực nộp.
- Lãi suất áp dụng cho khoản phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp bằng lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
- Nếu lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu là lãi suất thả nổi, Bộ Tài chính áp dụng lãi suất tham chiếu cùng kỳ trả lãi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để tính toán lãi phạt chậm trả.
Xác định lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp như thế nào? Phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Phí bảo lãnh chính phủ được sử dụng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định phí bảo lãnh chính phủ được sử dụng như sau:
- Phí bảo lãnh chính phủ là nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ, được Quỹ Tích lũy trả nợ quản lý và được sử dụng để tạo nguồn cho Quỹ Tích lũy trả nợ, trong đó có việc thực hiện các nghĩa vụ của người bảo lãnh.
- Bộ Tài chính trích 1,5% trên tổng số phí bảo lãnh thực tế thu được để sử dụng cho công tác quản lý bảo lãnh chính phủ theo các nội dung được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Lưu ý: Trường hợp cần tham vấn ý kiến của tổ chức, chuyên gia độc lập phục vụ công tác thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sử dụng phần phí trích lại cho chi phí hành chính đối với việc thuê tổ chức, chuyên gia trong từng trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?