Vùng an toàn trong hoạt động dầu khí là những vùng nào? Việc đảm bảo an toàn dầu khí được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi vùng an toàn trong hoạt động dầu khí được xác định như thế nào? - câu hỏi của chị Bích Phương (Hạ Long).

Có phải bắt buộc thực hiện việc thiết lập vùng an toàn dầu khí không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Yêu cầu về an toàn dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí.

Theo đó, việc thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí là hoat động bắt buộc của tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động dầu khí.

Vùng an toàn trong hoạt động dầu khí là những vùng nào? Việc đảm bảo an toàn dầu khí được quy định như thế nào?

Vùng an toàn trong hoạt động dầu khí là những vùng nào? Việc đảm bảo an toàn dầu khí được quy định như thế nào?

Vùng an toàn trong hoạt động dầu khí là những vùng nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật Dầu khí 2022khoản 3 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Yêu cầu về an toàn dầu khí
...
2. Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên biển bao gồm:
a) Vùng cấm xâm nhập đối với các công trình dầu khí trên biển, ngoại trừ các công trình ngầm, là vùng được xác định bằng bán kính 500 mét tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía bao gồm cả vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Vùng cấm thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển là vùng được xác định trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển; các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên đất liền là vùng an toàn được xác định xung quanh các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí trên đất liền, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí, vì mục đích bảo đảm an toàn cho con người và phương tiện trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí.​

Theo đó, vùng an toàn dầu khí được xác định như sau:

- Đối với công trình dầu khí trên biển:

+ Vùng cấm xâm nhập đối với các công trình dầu khí trên biển, ngoại trừ các công trình ngầm, là vùng được xác định bằng bán kính 500 mét tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía bao gồm cả vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động,

+ Vùng cấm thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển là vùng được xác định trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển; các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển,

+ Ngoài ra còn có trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định

- Đối với công trình dầu khí trên đất liền:

+ Vùng an toàn được xác định xung quanh các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí trên đất liền, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí, vì mục đích bảo đảm an toàn cho con người và phương tiện trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí.​

Việc đảm bảo an toàn dầu khí được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Yêu cầu về an toàn dầu khí
....
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:
a) Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;
c) Thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;
d) Trang bị hệ thống cảnh báo có khả năng phát hiện tình huống xấu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công trình, môi trường và tự động thông báo, thông tin cho trung tâm điều hành đối với các công trình dầu khí trên biển không có người làm việc thường xuyên;
đ) Có tàu trực để bảo đảm ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp đối với các công trình dầu khí trên biển có người làm việc thường xuyên. Người điều hành hoạt động dầu khí ở các khu vực mỏ hoặc lô dầu khí lân cận có thể phối hợp sử dụng chung tàu trực nhưng phải bảo đảm có tàu trực liên tục để ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy, khi tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc sau để đảm bảo an toàn dầu khí như sau:

- Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

-Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;

- Thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;

- Trang bị hệ thống cảnh báo có khả năng phát hiện tình huống xấu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công trình, môi trường và tự động thông báo, thông tin cho trung tâm điều hành đối với các công trình dầu khí trên biển không có người làm việc thường xuyên;

- Có tàu trực để bảo đảm ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp đối với các công trình dầu khí trên biển có người làm việc thường xuyên. Người điều hành hoạt động dầu khí ở các khu vực mỏ hoặc lô dầu khí lân cận có thể phối hợp sử dụng chung tàu trực nhưng phải bảo đảm có tàu trực liên tục để ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Luật Dầu khí 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

Hoạt động dầu khí TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu gồm những hàng hóa nào?
Pháp luật
Thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào? Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro để làm gì?
Pháp luật
Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí là gì? Thời điểm xây dựng tài liệu chương trình quản lý an toàn khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được xây dựng khi nào? Để phân loại tình huống khẩn cấp này thì cần căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí mới nhất?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí có cần mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba không?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải mua những loại bảo hiểm nào? Cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí?
Pháp luật
Phải thực hiện điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động dầu khí
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
765 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động dầu khí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào