Vừa là người phiên dịch vừa là Thư ký Tòa án thì có bị thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính không?
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
Điều 36. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính
Những trường hợp nào cần phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng?
Tại Điều 45 Luật Tố tụng hành chính 2015 (Điều này được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định về những trường hợp cần phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng cụ thể như sau:
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.
6a. Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;
- Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
- Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Những trường hợp nào Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi?
Tại Điều 47 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về những trường hợp Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi cụ thể như sau:
Điều 47. Những trường hợp Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, trong cùng một phiên tòa mà một người kiêm luôn 2 nhiệm vụ vừa là phiên dịch vừa là Thư ký Tòa án thì sẽ phải thay đổi người tiến hành tố tụng. Lúc này, bạn của bạn sẽ chỉ có thể là Thư ký Tòa án mà không thể là người phiên dịch phiên tòa. Trên đây là một số thông tin về tố tụng hành chính mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán? Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán?
- Mẫu bảng kê chi tiền áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kèm Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 133?
- Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng? Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì đi tù bao lâu?
- Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là văn bản nào? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
- Cá nhân kêu gọi đóng góp tự nguyện khắc phục hậu quả bão lũ như thế nào để không vi phạm pháp luật?