Vũ khí thô sơ được sử dụng trong những trường hợp nào? Những đối tượng nào được sử dụng vũ khí thô sơ?

Cho tôi hỏi vũ khí thô sơ được sử dụng trong những trường hợp nào? Những đối tượng nào được sử dụng vũ khí thô sơ? Anh Nam (Lào Cai) thắc mắc.

Thế nào là vũ khí thô sơ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về khái niệm vũ khí thô sơ cụ thể như sau:

Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Theo đó, vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Vũ khí thô sơ được sử dụng trong những trường hợp nào? Những đối tượng nào được sử dụng vũ khí thô sơ?

Vũ khí thô sơ được sử dụng trong những trường hợp nào? Những đối tượng nào được sử dụng vũ khí thô sơ?

Vũ khí thô sơ được sử dụng trong những trường hợp nào?

Đối với quy định về những trường hợp được sử dụng vũ khí thô sơ thì tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

- Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây:

+ Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này;

+ Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;

+ Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

- Người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ cụ thể như sau:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Cảnh sát biển;

- Công an nhân dân;

- Cơ yếu;

- Kiểm lâm, Kiểm ngư;

- An ninh hàng không;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Mức xử phạt dành cho hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí thô sơ như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí thô sơ

Tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 7, điểm g khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí thô sơ cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất vũ khí thô sơ được trang bị.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ;

+ Chiếm đoạt vũ khí thô sơ.

Xử lý hình sự hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí thô sơ

Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định cụ thể như sau:

- Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Vật phạm pháp có số lượng lớn;

+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Vũ khí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Vũ khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Được sử dụng dao găm làm vũ khí tự vệ không? Nếu không thì khi sử dụng cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì? Và được thực hiện dưới những hình thức thế nào?
Pháp luật
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào và được sử dụng vào mục đích gì? Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mang theo dùi cui điện bên người có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hành vi hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sửa chữa và sử dụng vũ khí dưới hình thức hướng dẫn qua mạng xã hội có bị cấm không?
Pháp luật
Huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được áp dụng cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí gồm những nội dung gì? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về vũ khí?
Pháp luật
Mua bán, sử dụng súng bắn đạn thạch có vi phạm pháp luật không? Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm?
Pháp luật
Vận chuyển trái phép súng săn qua biên giới có thể phải đi tù? Người vận chuyển trái phép súng săn bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bình xịt chất gây mê có được xem là vũ khí không? Sử dụng bình xịt chất gây mê làm vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật không? Hành vi sử dụng bình xịt chất gây mê bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vũ khí
10,311 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vũ khí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào