Vụ án 'dì ghẻ' và cha ruột bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong: Sẽ bị tử hình hay phạt tù chung thân?
Cơ sở pháp lý của tội giết người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên;
+ Giết người dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;
+ Có tính chất côn đồ;
+ Có tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Vì động cơ đê hèn.
- Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội giết người?
Chủ thể.
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Khách thể
Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người
Mặt khách quan.
+ Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác
- Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
- Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
- Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
+ Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.
+ Hậu quả.
Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Mặt chủ quan.
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
- Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vụ án 'dì ghẻ' và cha ruột bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong: Sẽ bị tử hình hay phạt tù chung thân? (Hình từ internet)
Hành vi của người dì ghẻ hành hạ bé 8 tuổi tử vong có được xem là hành vi giết người hay không?
Dựa vào kết quả điều tra từ việc khôi phục camera an ninh căn hộ chung cư nơi xảy ra sự việc Trang đánh đập tàn nhẫn cháu bé từ lúc 14h đến 18h ngày 22/12 cho thấy:
+ Bị cáo Trang là người có đầy đủ nhận thức và năng lực hành vi và hoàn toàn có thể nhận thức được các hành vi nguy hiểm của mình thực hiện
+ Bị can đã dùng cây gỗ to dài cả mét đánh nhiều lần vào những vùng trọng yếu trên cơ thể cháu bé và đạp chân người lớn to khoẻ (ở tư thế đứng đạp mạnh) nhiều lần vào vùng bụng, mông, âm hộ, ngực của cháu bé trong tình trạng không có khả năng tự vệ
+ Trong trường hợp này, bị can phải nhận thức được rằng, hành vi đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cháu bé. Đồng thời gậy gỗ là hung khí nguy hiểm, là vật cứng, chắc, có khả năng gây sát thương nghiêm trọng, thậm chí có thể tước đoạt tính mạng con người, nên việc sử dụng hung khí nguy hiểm này để đánh người dẫn đến nạn nhân tử vong thì có thể xử lý về tội Giết người.
+ Tuy nhiên, bị cáo Trang vẫn cố ý thực hiện hành vi và bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra. Đây là hành vi rất điển hình của lỗi cố ý gián tiếp trong tội giết người.
Hành vi của bị cáo Trang là hành vi vô cùng tàn nhẫn, mất nhân tính và khiến dư luận xã hội cực kỳ phẫn nộ, xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền trẻ em.
Như vậy, từ những phân tích trên, hành vi của bị cáo Trang được xác định là hành vi phạm tội giết người và có thể đối mặt với khung hình phạt tù từ 12- 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?