Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 vào tháng 8 năm 2023 đúng không?
- Có bao nhiêu môn thể thao được tổ chức thi đấu tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023?
- Thành phần Ban Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 bao gồm những ai?
- Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023?
Có bao nhiêu môn thể thao được tổ chức thi đấu tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 1640/QĐ-TTg năm 2022 có thông tin như sau:
Đăng cai và tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 tại Việt Nam (sau đây gọi là Đại hội)
1. Quy mô
a) Số quốc gia tham dự: 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
b) Số môn thể thao tổ chức thi đấu: Không quá 06 môn; do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xem xét, quyết định cụ thể; bảo đảm phù hợp với lứa tuổi, điều kiện thực tiễn của thể thao học đường.
2. Thời gian: Dự kiến trong tháng 8 năm 2023. Thời gian cụ thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xem xét, quyết định.
3. Địa điểm
a) Địa phương đăng cai: Thành phố Đà Nẵng.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng thành phố Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan quan xác định các địa điểm tập luyện, thi đấu cụ thể, bảo đảm phù hợp, thuận lợi, hiệu quả.
...
Như vậy tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 có không quá 06 môn thể thao được tổ chức thi đấu.
Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 vào tháng 8 năm 2023 đúng không? (Hình từ Internet)
Thành phần Ban Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 bao gồm những ai?
Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 1640/QĐ-TTg năm 2022 có thông tin như sau:
Đăng cai và tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 tại Việt Nam (sau đây gọi là Đại hội)
...
4. Các nhiệm vụ chính
a) Thành lập Ban Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Đại hội (Ban Chỉ đạo) gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về thể dục, thể thao, đơn vị chuyên môn phụ trách lĩnh vực giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là Trưởng Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; quyết định thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban chuyên môn của Ban Tổ chức Đại hội; phối hợp với thành phố Đà Nẵng thành lập Ban Tổ chức Đại hội tại thành phố Đà Nẵng.
Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị và tổ chức Đại hội.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội, trong đó có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu; nhân lực và lực lượng vận động viên của Đoàn Thể thao học sinh Việt Nam; kinh phí và vận động tài trợ; lễ khai mạc, lễ bế mac; bảo đảm an ninh trật tự; phòng, chống dịch bệnh và các nội dung, hoạt động cần thiết khác liên quan.
...
Như vậy thành phần Ban Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 bao gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Bộ Công an.
- Bộ Ngoại giao.
- Bộ Tài chính.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ Y tế.
- Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về thể dục, thể thao.
- Đơn vị chuyên môn phụ trách lĩnh vực giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 1640/QĐ-TTg năm 2022 chỉ ra nhiệm của của các cơ quan có thẩm quyền như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các tổ chức liên quan triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội, trong đó:
+ Xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể (trường hợp cần thiết, xây dựng Đề án tổ chức Đại hội, phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện), trong đó chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, điều hành tổ chức các môn thi đấu; chuẩn bị lực lượng vận động viên, trọng tài, trang thiết bị phục vụ tổ chức tập luyện và thi đấu; xây dựng và thực hiện phương án về bảo đảm các điều kiện, dịch vụ cần thiết liên quan phục vụ Đại hội.
+ Dự toán chi kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm, gửi cơ quan chức năng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm:
+ Chủ trì chuẩn bị, bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất kỹ thuật; bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương theo quy định; ban hành các chính sách liên quan tạo thuận lợi trong chuẩn bị, tổ chức Đại hội (nếu cần thiết); chuẩn bị và tổ chức lễ khai mạc, lễ bế mạc và các hoạt động liên quan khác phục vụ Đại hội.
+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành trong triển khai các nội dung chuẩn bị, tổ chức Đại hội do các bộ, ngành chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan, địa phương liên quan trọng chuẩn bị, tổ chức Đại hội, trong đó có công tác chuyên môn, điều hành tổ chức các môn thi đấu; chuẩn bị lực lượng vận động viên.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trình cấp có thẩm quyền bô sung dự toán kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương.
+ Chỉ đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế phối hợp với Ban Tổ chức Đại hội hướng dẫn về chính sách thuế, thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu là các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ tổ chức thi đấu và hoạt động tại Đại hội, các hàng hóa thuộc diện hiện vật tài trợ cho Đại hội theo quy định hiện hành.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chuẩn bị, tổ chức Đại hội theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong công tác lễ tân, khánh tiết; tuyên truyền đối ngoại về Đại hội; có chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong nhập, xuất cảnh cho các đối tượng tham dự Đại hội theo quy định pháp luật (nếu cần thiết).
- Bộ Công an có trách nhiệm: Chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn; rà soát thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định pháp luật.
- Bộ Y tế có trách nhiệm: Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai kế hoạch về bảo đảm công tác y tế phục vụ Đại hội, trong đó chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, cấp cứu, sơ cứu và chữa trị chấn thương; kiểm tra doping; kiểm tra, kiểm dịch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm.
- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai quản lý hệ thống công nghệ thông tin, tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ Đại hội; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đưa tin, truyền thông về Đại hội.
- Hội Thể thao học sinh Việt Nam có trách nhiệm:
+ Là cơ quan đầu mối liên hệ với Hội đồng Thể thao học sinh Đông Nam Á, Hội Thể thao học sinh các quốc gia trong công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội.
+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, địa phương liên quan trong công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?