Viên chức hưởng án treo thì áp dụng hình thức kỷ luật gì? Trường hợp nào viên chức vi phạm bị buộc thôi việc?
Viên chức là ai?
Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:
- Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể
- Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước:
+ Theo điều 25 trong Luật Viên chức 2010 được sửa đổi với Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì chế độ hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định mới nhất là chế độ hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.
- Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp; các chuyên ngành viên chức có thể kể đến như giáo dục, y tế, giải trí… các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác.
- Với từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành các ngạch khác nhau. Cụ thể viên chức sẽ được chia thành 06 bảng như sau:
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính
+ Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:
+ Ngạch nhân viên
+ Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Án treo được quy định như thế nào?
Tại Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về án treo như sau:
- Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
- Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
- Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
- Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, bản chất của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 đến 05 năm.
Viên chức hưởng án treo thì áp dụng hình thức kỷ luật gì? Trường hợp nào viên chức vi phạm buộc thôi việc?(Hình internet)
Viên chức hưởng án treo thì áp dụng hình thức kỷ luật gì? Có phải bị buộc thôi việc không?
Căn cứ Điều 57 Luật Viên chức 2010 quy định:
- Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Viên chức quản lý bị cách chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý bị cảnh cáo mà vẫn tái phạm.
- Dùng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Ngiện ma túy, có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, từ các quy định trên, viên chức bị phạt tù nhưng hưởng án treo không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc.
Theo đó, lúc này sẽ xét đến tính chất, hành vi vi phạm của viên chức để xác định có thuộc trường hợp áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật còn lại được không. Nếu như thuộc trường hợp xử lý kỷ luật nào thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đó đối với viên chức.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
- Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Tổ chức họp kiểm điểm;
+ Thành lập Hội đồng kỷ luật;
+ Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
- Tuy nhiên, đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm, tức nghĩa là viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì không tổ chức họp kiểm điểm.
- Đồng thời, trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?