Viên chức giữ chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế gồm có những ai?
- Viên chức giữ chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế gồm những ai?
- Thời hạn viên chức giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
- Nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức theo Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 ra sao?
Viên chức giữ chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế gồm những ai?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế, viên chức giữ chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế gồm:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục thuộc Bộ Y tế;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các khoa/phòng.
Viên chức giữ chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế gồm có những ai? (Hình từ Internet)
Thời hạn viên chức giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024, thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
- Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tỉnh từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
Nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức theo Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024, nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế như sau:
(1) Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông qua các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị; trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp.
- Phân công, phân cấp công tác quản lý cán bộ, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp ủy, tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp.
(2) Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ:
- Những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải do cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.
Trường hợp ý kiến của người đứng đầu và ý kiến của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện quyết định của tập thể về cán bộ, công tác cán bộ trong phạm vi được phân công phụ trách.
- Cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng; cấp ủy cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp ủy cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.
(3) Ban cán sự đảng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Ban cán sự đảng) và Đảng ủy hoặc Chi ủy (sau đây gọi tắt là cấp ủy) của đơn vị thống nhất lãnh đạo công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế.
Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
(4) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, viên chức quản lý phải căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ, viên chức; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, đối với cán bộ, đảng viên, viên chức đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
(5) Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ, viên chức; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?