Viên chức chuyên ngành mỹ thuật có bắt buộc phải có bằng đại học và các giải thưởng liên quan không?
Viên chức chuyên ngành mỹ thuật là những đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL thì viên chức chuyên ngành mỹ thuật là những đối tượng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công bao gồm họa sĩ làm các công việc như tạo hình con rối, động tác phim hoạt hình, thiết kế trang trí sân khấu, hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh; phục chế, trùng tu tác phẩm mỹ thuật; thiết kế cổ động trực quan; thiết kế mỹ thuật, dàn dựng triển lãm; thiết kế đồ hóa và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Viên chức chuyên ngành mỹ thuật có bắt buộc phải có bằng đại học và các giải thưởng liên quan không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đạo đức đối với viên chức chuyên ngành mỹ thuật được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành mỹ thuật như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật mỹ thuật; có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật mỹ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với công chúng; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Viên chức chuyên ngành mỹ thuật có bắt buộc phải có bằng đại học và các giải thưởng liên quan không?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL ghi nhận như sau:
Họa sĩ hạng IV - Mã số: V.10.08.28
1. Nhiệm vụ:
a) Thể hiện tác phẩm tranh, tượng, thiết kế mỹ thuật… của tác giả trên một chất liệu hoặc trên các chất liệu khác nhau có nội dung và hình thức theo yêu cầu;
b) Chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư liên quan đến việc thể hiện công trình, tác phẩm; thực hiện giải pháp tạo hình đảm bảo quy trình hoàn thành công trình, tác phẩm.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực mỹ thuật;
b) Nắm được các thành tựu khoa học cơ bản liên quan đến nghiệp vụ;
c) Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác;
d) Biết khai thác, sử dụng 01 chất liệu trong sáng tác;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về mỹ thuật.
Theo đó, Viên chức chuyên ngành mỹ thuật giữ chức danh họa sĩ hạng IV không bắt buộc phải có bằng đại học và các danh hiệu, giải thưởng liên quan đến lĩnh vực mỹ thuật thì mới trở thành họa sĩ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Họa sĩ hạng IV chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật.
Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực mỹ thuật;
- Nắm được các thành tựu khoa học cơ bản liên quan đến nghiệp vụ;
- Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác;
- Biết khai thác, sử dụng 01 chất liệu trong sáng tác;
- Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về mỹ thuật.
Họa sĩ hạng IV thăng hạng thông qua hình thức nào?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2019/TT-BVHTTDL ghi nhận về việc thăng hạng của viên chức chuyên ngành mỹ thuật với chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV như sau:
Xác định các trường hợp áp dụng hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa
...
2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
...
đ) Chuyên ngành mỹ thuật:
Viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV (mã số V.10.08.28) được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III (mã số V.10.08.27).
Theo đó, viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV được thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III thông qua đăng ký xét thăng hạng.
Ngoài ra, việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành mỹ thuật phải đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn, nguyên tắc sau:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng thấp hơn liền kề chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Được cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 01 (một) năm công tác liền kề với năm nộp hồ sơ dự thi; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phù hợp với chuyên ngành văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?