Việc xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như thế nào?
- Thực hiện kiểm kê kho tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như thế nào thì đúng luật?
- Trong báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm của Hội đồng tiêu hủy trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những nội dung gì?
Xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Trong quá trình giao nhận tiền tiêu hủy, trường hợp phát hiện bao (thùng) tiền thừa hoặc thiếu bó (túi), lẫn bó (túi) tiền khác mệnh giá; niêm phong, đóng bao (thùng) tiền không đúng quy cách, hai bên giao nhận lập biên bản tại chỗ dưới sự giám sát của công chức giám sát và xử lý thừa, thiếu, lẫn loại (nếu có) theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp phát hiện bó (túi) tiền thừa hoặc thiếu thếp; niêm phong, đóng bó (túi) tiền không đúng quy cách, hai bên giao nhận lập biên bản tại chỗ dưới sự giám sát của công chức giám sát và giao sang Tổ 2 để kiểm đếm tờ (miếng) và xử lý thừa, thiếu, lẫn loại (nếu có) theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào biên bản kiểm đếm, bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu theo địa bàn tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng tiêu hủy gửi bảng tổng hợp, biên bản thừa, thiếu kèm niêm phong bó (túi) tiền có thừa, thiếu cho từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
Gửi Vụ Tài chính – Kế toán bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu, xác định số tiền chênh lệch thừa hoặc chênh lệch thiếu để làm thủ tục báo Có hoặc báo Nợ cho từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
- Việc xử lý kết quả thừa hoặc thiếu tiền tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với từng cá nhân có tên trên niêm phong bó (túi), bao (thùng) tiền thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện kiểm kê kho tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như thế nào thì đúng luật?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định việc kiểm kê kho tiền tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Tiền tiêu hủy bảo quản trong kho được kiểm kê mỗi tháng 01 (một) lần vào thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng.
Việc kiểm kê do Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy, ủy viên Hội đồng tiêu hủy tham gia quản lý kho tiền, Trưởng phòng Tiêu hủy tiền, nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế toán kho tiền tiêu hủy thực hiện và có thể trung tập thêm người giúp việc kiểm kê, dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát.
- Phương pháp kiểm kê kho tiền tiêu hủy được thực hiện theo quy định hiện hành về kiểm kê tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Biên bản kiểm kê tiền tiêu hủy được lập thành 05 (năm) bản: Hội đồng tiêu hủy giữ 04 (bốn) bản; 01 (một) bản gửi Hội đồng giám sát.
Trong báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm của Hội đồng tiêu hủy trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Tổng hợp và báo cáo
1. Hàng tháng, hàng quý và hàng năm, Hội đồng tiêu hủy tổng hợp số liệu về tiêu hủy tiền, kết quả tiêu hủy tiền tại mỗi cụm tiêu hủy báo cáo Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy và gửi cho Hội đồng giám sát.
2. Kết thúc năm tiêu hủy tiền, các cụm tiêu hủy tổng hợp số liệu, lập biên bản kết quả tiêu hủy hoàn toàn tại mỗi cụm, có xác nhận của Hội đồng giám sát.
Biên bản được lập thành 05 (năm) bản: 01 (một) bản gửi Vụ Tài chính – Kế toán, 02 (hai) bản gửi Cục Phát hành và Kho quỹ, 01 (một) bản gửi Hội đồng giám sát, 01 (một) bản lưu tại cụm tiêu hủy.
3. Hội đồng tiêu hủy làm báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, báo cáo tổng kết gồm các nội dung:
a) Tổ chức công tác tiêu hủy tiền;
b) Số liệu các loại tiền tiêu hủy đã tiêu hủy thực tế;
c) Tình hình chấp hành quy định tiêu hủy tiền, nội quy làm việc;
d) Kiến nghị, đề xuất.
4. Hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả công tác tiêu hủy tiền gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính.
Như vậy theo quy định trên trong báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm của Hội đồng tiêu hủ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những nội dung sau:
- Tổ chức công tác tiêu hủy tiền.
- Số liệu các loại tiền tiêu hủy đã tiêu hủy thực tế.
- Tình hình chấp hành quy định tiêu hủy tiền, nội quy làm việc.
- Kiến nghị, đề xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp do cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành?
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thị trường bất động sản thuộc dữ liệu về thị trường bất động sản quốc gia hay địa phương?
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm những gì? Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là gì?
- Hộp thư tập trung là gì? Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt hộp thư tập trung tại tòa nhà văn phòng không?
- Thành viên hợp danh đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân mà không có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại có bị khai trừ khỏi công ty?