Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức được quy định thế nào?
- Quy định về hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam?
- Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu nào?
- Quy định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức như thế nào?
Quy định về hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam:
- Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước;
+ Thành phần tham dự là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước;
+ Địa điểm tổ chức bảo đảm an toàn, không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
+ Sử dụng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Có phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp;
+ Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
- Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
Quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức? (Hình ảnh từ Internet)
Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước như sau:
- Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Do cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức;
+ Được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước;
+ Thành phần tham dự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước;
+ Bảo đảm yêu cầu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
- Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp; không được cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba.
Quy định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 Tải về tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước như sau:
- Chủ tịch Quốc hội quyết định việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp không có yếu tố nước ngoài do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp không có yếu tố nước ngoài do cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức.
- Chủ tịch Quốc hội quyết định việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức.
Người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Quy chế này quyết định bằng văn bản việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài do cơ quan chủ trì tổ chức”.
- Thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước bao gồm đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước.
Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài, thành phần tham dự phải là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.
- Thẩm quyền quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước được quy định như sau:
+ Chủ tịch Quốc hội quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trì theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội;
+ Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp do cơ quan mình chủ trì;
+ Người đứng đầu đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp do đơn vị mình chủ trì”.
- Cơ quan chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp quyết định việc lưu hành, thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phục vụ hội nghị, hội thảo, cuộc họp; khi quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Quốc hội để phối hợp bảo đảm.
Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp tổ chức, triển khai công tác bảo vệ bí mật nhà nước phục vụ hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
Văn phòng Quốc hội hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản này.
- Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Quy chế này và theo yêu cầu của người chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài, người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp không được cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho bên thứ ba.
- Tài liệu chứa bí mật nhà nước phải được đóng dấu “Tài liệu thu hồi” trước khi gửi tới người tham dự và phải được thu hồi ngay sau khi hội nghị, hội thảo, cuộc họp kết thúc.
Trường hợp người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nhu cầu giữ lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để nghiên cứu hoặc để phục vụ cho nhiệm vụ được giao thì phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp đề nghị giữ lại tài liệu và cam kết thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với tài liệu giữ lại.
Tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội có nhu cầu giữ lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để nghiên cứu hoặc để phục vụ cho nhiệm vụ được giao phải có văn bản gửi Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị giữ lại tài liệu và cam kết thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với tài liệu giữ lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?