Việc tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Việc tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán của hợp tác xã cần đáp ứng điều kiện gì?
- Trường hợp nào thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động?
Việc tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023 quy định việc tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên như sau:
* Thành viên, đại biểu được xác định là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên trong trường hợp sau đây:
- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
- Tham dự và biểu quyết bằng hình thức trực tuyến;
- Đã ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
* Các nội dung sau đây được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023:
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia;
- Thay đổi tổ chức quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
*Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023 được thông qua khi có trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023.
*Đối với Đại hội thành viên của hợp tác xã, mỗi thành viên chính thức tham dự đại hội toàn thể có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốn góp hay chức vụ thành viên. Mỗi đại biểu tham dự đại hội đại biểu có số phiếu biểu quyết bằng số lượng thành viên ủy quyền.
*Đối với Đại hội thành viên của liên hiệp hợp tác xã, mỗi thành viên chính thức hoặc đại biểu thành viên chính thức tham dự có số lượng phiếu biểu quyết ngang nhau hoặc khác nhau tương ứng theo số lượng thành viên chính thức của các hợp tác xã thành viên do Điều lệ của liên hiệp hợp tác xã quy định.
*Phiếu biểu quyết và biên bản kiểm phiếu tại Đại hội thành viên phải được lưu trữ.
Việc tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán của hợp tác xã cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 62 Luật Hợp tác xã 2023 quy định điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán:
*Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức;
- Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên khác của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
*Giám đốc (Tổng giám đốc) của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ có thể thuê Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quyết định của Đại hội thành viên.
- Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
*Thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức;
- Không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
*Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
* Kế toán trưởng, người làm kế toán phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trường hợp nào thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ tại Điều 63 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người giữ các chức danh trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này;
b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;
c) Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Tổ chức mà Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là người đại diện bị mất tư cách pháp nhân hoặc bị chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ và hợp đồng lao động.
2. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.
Như vậy, có 05 trường hợp thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nêu trên.
Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Riêng khoản 3, khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?