Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước bắt đầu thực hiện khi nào?
- Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu đối với người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước bắt đầu thực hiện khi nào?
- Việc phê duyệt dữ liệu đối với cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện khi nào?
- Hành vi nào không được làm trong việc sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước?
Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu đối với người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước bắt đầu thực hiện khi nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định về việc tạo lập, cập nhật dữ liệu về cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như sau:
Tạo lập, cập nhật dữ liệu
1. Chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Thống nhất sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
b) Đối với người lao động: Thống nhất sử dụng mẫu hợp đồng lao động (Phụ lục II) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập để chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương. Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu đối với người lao động được thực hiện bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
...
Theo đó, việc tạo lập, cập nhật dữ liệu đối với người lao động được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2024.
Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước bắt đầu thực hiện khi nào?
Việc phê duyệt dữ liệu đối với cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện khi nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm thep Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định như sau:
Phê duyệt dữ liệu
1. Trong vòng 05 ngày cuối từng tháng, người có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phê duyệt bằng ký số tại Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
2. Đối với Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng quy chế phê duyệt dữ liệu bảo đảm phù hợp với quy định tại Quy chế này và việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định.
Theo đó, việc phê duyệt dữ liệu đối với cán bộ, viên chức công chức và người lao động thực hiện trong vòng 05 ngày cuối từng tháng.
Người có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phê duyệt bằng ký số tại Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
Đối với Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng quy chế phê duyệt dữ liệu bảo đảm phù hợp với quy định tại Quy chế này và việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định.
Hành vi nào không được làm trong việc sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định các hành vi không được làm khi triển khai như sau:
Các hành vi không được làm
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, các hành vi khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Dẫn chiếu đến Điều 8 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi không được làm
1. Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Mua bán, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trái quy định của pháp luật.
3. Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo vệ thông tin cá nhân khi kết nối, chia sẻ dữ liệu.
4. Làm sai lệch dữ liệu trong quá trình lưu chuyển dữ liệu từ cơ quan cung cấp dữ liệu tới cơ quan khai thác dữ liệu.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, làm gián đoạn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Như vậy, các hành vi không được làm trong việc sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước gồm:
- Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Mua bán, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trái quy định của pháp luật.
- Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo vệ thông tin cá nhân khi kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Làm sai lệch dữ liệu trong quá trình lưu chuyển dữ liệu từ cơ quan cung cấp dữ liệu tới cơ quan khai thác dữ liệu.
- Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, làm gián đoạn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?