Việc ra quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân phải dựa vào căn cứ nào?
- Việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân bằng phương pháp gì?
- Việc ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân phải dựa vào căn cứ nào?
- Thực hiện xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo như thế nào?
Việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân bằng phương pháp gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu để ra Quyết định thanh tra
1. Trước khi ra Quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ kế hoạch công tác thanh tra đã được phê duyệt; đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng chỉ đạo việc nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đánh giá sự cần thiết để phục vụ việc ra Quyết định thanh tra.
2. Việc cử cán bộ thanh tra nắm tình hình phải thể hiện bằng văn bản; thời gian nắm tình hình không quá 10 ngày làm việc. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình phải báo cáo kết quả cho người giao nhiệm vụ.
3. Cán bộ được giao nắm tình hình khi đến làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xuất trình: Văn bản cử cán bộ được giao nắm tình hình; Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Thẻ thanh tra.
4. Cán bộ được giao nắm tình hình không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cung cấp thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
5. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình:
a) Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng có liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra và cá nhân, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra;
c) Khi cần thiết, cán bộ thanh tra làm việc trực tiếp với những người có liên quan.
Như vậy theo quy định trên thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân bằng phương pháp sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng có liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra.
- Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra và cá nhân, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra.
- Khi cần thiết, cán bộ thanh tra làm việc trực tiếp với những người có liên quan.
Việc ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân phải dựa vào căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Việc ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân phải dựa vào căn cứ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Quyết định thanh tra
1. Việc ra Quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Kế hoạch thanh tra hằng năm;
b) Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Yêu cầu của việc khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp hoặc do Thủ trưởng Công an cùng cấp giao.
2. Quyết định thanh tra phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm ra Quyết định thanh tra;
b) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
c) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
d) Thời hạn thanh tra;
đ) Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên Đoàn thanh tra.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp ra Quyết định thanh tra đột xuất thì chậm nhất 03 ngày làm việc), kể từ ngày ký, Quyết định thanh tra phải được gửi cho cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp (để báo cáo), đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên việc ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân phải dựa vào căn cứ sau:
- Kế hoạch thanh tra hằng năm.
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Yêu cầu của việc khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp hoặc do Thủ trưởng Công an cùng cấp giao.
Thực hiện xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định thực hiện xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo như sau:
- Căn cứ vào Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
- Trước khi công bố Quyết định thanh tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra kèm theo Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ nội dung, hình thức báo cáo, thời hạn báo cáo.
- Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, gồm các nội dung sau:
+ Tình hình, đặc điểm có liên quan đến đối tượng, nội dung thanh tra và những tác động, ảnh hưởng, những vấn đề cần báo cáo giải trình, nhận xét, đánh giá (nếu có) liên quan đến việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra.
+ Thực trạng việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra theo từng nội dung thanh tra.
+ Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?