Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?

Tết 2024 sắp tới, tôi muốn biết Nhà nước có những yêu cầu gì để đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo? Anh T.A – Hà Nội

Ngày 30/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 11/CĐ-TTg về việc đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 và Lễ hội xuân 2024.

Yêu cầu đối với Bộ Nội vụ trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, tiết kiệm là gì?

Theo Mục 1 Công điện 11/CĐ-TTg 2024 để đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương;

Bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng tín ngưỡng, các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc quản lý và tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống và văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc;

Không để diễn ra việc lợi dụng lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và an ninh, trật tự.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan, trong năm 2024, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng nhằm đưa các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, đúng quy định của pháp luật phát huy nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có biện pháp xử lý những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn, trục lợi, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Việc lên án các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 được quy định như thế nào?

Việc lên án các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những hành động nào để ngăn chặn việc tổ chức lễ hội gây tốn kém, lãng phí?

Theo mục 2 Công điện 11/CĐ-TTg 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 và Lễ hội xuân 2024 gồm những nội dung sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của Nhân dân và du khách, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về:

+ Tổ chức lễ hội;

+ Nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh;

+ Các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống;

+ Không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc.

Tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần làm gì để chống các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội?

Theo mục 3 Công điện 11/CĐ-TTg 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc:

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

- Hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo và lễ hội;

- Kịp thời phản ánh các hình thức tổ chức hoạt động lễ hội, văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, trang trọng;

- Đồng thời lên án, đấu tranh quyết liệt chống các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.

Giải quyết các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội để trục lợi, từ đó bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Bảo đảm tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 theo đúng quy định của pháp luật, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, nghĩa tình, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Hoạt động tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động tín ngưỡng là gì?
Pháp luật
Trong hoạt động tín ngưỡng pháp luật nghiêm cấm những hành vi gì? Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng phải dựa trên mấy nguyên tắc?
Pháp luật
Cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?
Pháp luật
Xin xăm đầu năm là gì? Cá nhân có hành vi xin xăm đầu năm thì có phải là tham gia hoạt động mê tín, dị đoan hay không?
Pháp luật
Tín ngưỡng dân gian là gì? Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng có phải đăng ký hay không?
Pháp luật
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay được quy định ra sao? Có khó khăn gì hay cần điều kiện gì bắt buộc hay không?
Pháp luật
Xin phép hoạt động đền (hoạt động tín ngưỡng) trong khu du lịch hiện nay được quy định ra sao? Có bị cấm hoạt động đền trong khu du lịch hay không?
Pháp luật
Nhà tu hành là người nước ngoài có được quyền giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động tín ngưỡng
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
615 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động tín ngưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động tín ngưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào