Việc ký, ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
- Dự thảo Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân gồm những nội dung gì?
- Việc ký, ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
- Việc công khai Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Dự thảo Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
1. Sau khi nhận được Báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của Đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà Trưởng đoàn thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì Người ra quyết định thanh tra giao Phó Trưởng đoàn thanh tra (trong trường hợp Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn) hoặc giao thành viên Đoàn thanh tra xây dựng, trình dự thảo Kết luận thanh tra trong thời gian chưa có quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.
2. Dự thảo Kết luận thanh tra gồm các nội dung sau:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về từng nội dung thanh tra đã nêu trong kế hoạch tiến hành thanh tra;
c) Nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm đã bị phát hiện;
d) Kiến nghị các nội dung có liên quan đến đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Dự thảo Kết luận thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra sau khi xin ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
Như vậy theo quy định trên dự thảo Kết luận thanh tra gồm các nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra.
- Kết luận về từng nội dung thanh tra đã nêu trong kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm đã bị phát hiện.
- Kiến nghị các nội dung có liên quan đến đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc ký, ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc ký, ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định việc ký, ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả thanh tra, Báo cáo kết quả thẩm định (nếu có) và dự thảo Kết luận thanh tra, Người ra quyết định thanh tra ký, ban hành Kết luận thanh tra (trừ trường hợp phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền).
- Trước khi ban hành Kết luận thanh tra, nếu xét thấy cần thiết, Người ra quyết định thanh tra phải:
+ Yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, làm rõ từng nội dung thanh tra; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng thanh tra vào dự thảo Kết luận thanh tra. Nội dung cuộc họp được ghi thành biên bản và lưu Hồ sơ thanh tra theo quy định.
+ Lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức chuyên môn (nếu thấy cần thiết).
+ Gửi dự thảo Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra để giải trình.
- Người ra quyết định thanh tra có thể ban hành Kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ Kết luận thanh tra khi có căn cứ cho rằng:
+ Kết luận thanh tra không bảo đảm đầy đủ, chính xác, khách quan.
+ Kết luận thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều Kết luận thanh tra nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước; trình tự, thủ tục ban hành, công khai Kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế Kết luận thanh tra được thực hiện như trình tự, thủ tục ban hành, công khai Kết luận thanh tra.
- Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên; đối tượng thanh tra và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp Kết luận thanh tra có nội dung bí mật nhà nước thì Người ra quyết định thanh tra xác định độ mật của văn bản.
Việc công khai Kết luận thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Công khai Kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản thông báo cho đối tượng thanh tra về việc tổ chức công khai Kết luận thanh tra theo sự chỉ đạo của người ban hành Kết luận thanh tra.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ Kết luận thanh tra có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.
3. Việc công khai Kết luận thanh tra thực hiện như sau:
a) Công bố Kết luận thanh tra tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra Kết luận thanh tra hoặc người được ủy quyền, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
b) Ngoài việc công khai Kết luận thanh tra theo quy định tại điểm a khoản này, người ra Kết luận thanh tra quyết định thực hiện ít nhất một trong các hình thức sau đây: Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiến hành thanh tra hoặc cơ quan Công an cùng cấp ít nhất 05 ngày liên tục; giao cho đối tượng thanh tra tự niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc; thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục.
4. Việc công bố Kết luận thanh tra tại cuộc họp phải được lập thành biên bản để lưu Hồ sơ thanh tra và giao cho đối tượng thanh tra. Trường hợp đã lấy ý kiến vào dự thảo Kết luận thanh tra thì gửi Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra để tổ chức thực hiện các kiến nghị nêu trong Kết luận.
Như vậy theo quy định trên việc công khai Kết luận thanh tra thực hiện như sau:
- Công bố Kết luận thanh tra tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra Kết luận thanh tra hoặc người được ủy quyền, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo.
- Ngoài việc công khai Kết luận thanh tra như trên, người ra Kết luận thanh tra quyết định thực hiện ít nhất một trong các hình thức sau đây:
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiến hành thanh tra hoặc cơ quan Công an cùng cấp ít nhất 05 ngày liên tục.
+ Giao cho đối tượng thanh tra tự niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc; thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?