Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?
- Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
- Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như thế nào?
Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có nêu rõ các hình thức đề xuất nội dung hương ước, quy ước như sau:
- Trường hợp Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước
Phải thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
- Trường hợp công dân cư trú tại cộng đồng dân cư đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước
Phải đề nghị Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư thực hiện lấy ý kiến bằng một trong các hình thức sau:
+ Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình tại cộng đồng dân cư:
++ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 03 đến 05 thành viên và công khai thông tin đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố về nội dung lấy ý kiến, thời điểm, thời hạn lấy ý kiến, thành phần Tổ phát phiếu lấy ý kiến chậm nhất là 02 ngày trước ngày thực hiện việc phát phiếu lấy ý kiến.
++ Mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến. Tổ phát phiếu có nhiệm vụ gửi phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình, tổ chức thu phiếu theo đúng thời hạn đã được xác định và tổng hợp đầy đủ, khách quan kết quả phiếu lấy ý kiến.
+ Thu thập ý kiến đồng thuận bằng hình thức trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
+ Biểu quyết trực tuyến hoặc hình thức khác phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
+ Trường hợp đề xuất của công dân dự kiến quy định trong hương ước, quy ước chưa đạt 10% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tán thành thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có nêu rõ các hình thức trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước như sau:
- Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
- Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
- Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Soạn thảo nội dung hương ước, quy ước
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
1. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
2. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
3. Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
Theo đó, việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xây dựng bệnh viện tư nhân trên đất thương mại dịch vụ không? Thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
- Công dân có bằng đại học có được tham gia nghĩa vụ Công an không? Khi tham gia dự tuyển cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Mẫu thông báo tuyển dụng file word lao động làm thời vụ cuối năm dành cho doanh nghiệp? Việc làm thời vụ là gì?
- Có phải nộp tiền lệ phí trước bạ theo thông báo khi đang trong thời gian khiếu nại làm rõ vị trí đất không?
- Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bậc 1 có các nội dung gì về kỹ năng nghe?