Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
- Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là gì?
- Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
- Thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện đường sắt khi nào?
Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là gì?
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận) là chứng chỉ xác nhận phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện đã được kiểm tra theo quy định hiện hành.
Căn cứ Điều 30 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
2. Phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, trường hợp tham gia giao thông đường sắt thì phương tiện cần có các loại giấy tờ nêu trên. Trong đó, nếu không có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, thì phương tiện phải có Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Trường hợp di chuyển trong trường hợp đặc biệt thì không yêu cầu Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, căn cứ Điều 15 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT.
Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT) quy định về cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt như sau:
- Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng mười (10) ngày làm việc.
Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm (05) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ; riêng toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc.
Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và thực hiện như sau:
+ Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo mẫu trong thời hạn ba (03) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải hoặc một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ kể từ ngày kết thúc kiểm tra và cấp, dán tem kiểm định cho phương tiện.
+ Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt theo mẫu quy định trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với trường hợp nhập khẩu phương tiện, thông báo này được gửi cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp.
Thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện đường sắt khi nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT quy định về việc thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện đường sắt trong các trường hợp sau:
- Đã có khai báo hỏng giấy chứng nhận của chủ phương tiện;
- Đã có thông báo hết hiệu lực giấy chứng nhận của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?