Vị trí của Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam là gì? Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do ai quyết định?
- Vị trí của Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam là gì? Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do ai quyết định?
- Cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam ra sao?
- Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam có những nhiệm vụ quyền hạn gì? Trường hợp nào thì Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm không còn là ủy viên?
Ngày 13/06/2023, Bộ Nội vụ ký ban hành Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam.
Vị trí của Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam là gì? Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do ai quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội Người mù Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội và lãnh đạo toàn bộ hoạt động giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định trên cơ sở hiệp thương danh sách đề cử của Ban Chấp hành nhiệm kỳ trước phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Như vậy, Ban Chấp hành Hội Người mù Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội và lãnh đạo toàn bộ hoạt động giữa hai kỳ Đại hội.
- Theo đó, Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
Vị trí của Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam? Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do ai quyết định? (Hình internet)
Cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Điều 14. Ban Chấp hành Hội
...
2. Cơ cấu Ban Chấp hành
a) Thành phần chuyên trách: Thường trực Hội và người đứng đầu các pháp nhân trực thuộc Hội;
b) Thành phần đại diện: Đại diện Hội người mù tỉnh, đại diện của tổ chức hội viên liên kết (người đại diện của tổ chức hội viên liên kết phải đảm bảo tiêu chuẩn hội viên chính thức tại Điểm a, khoản 1 Điều 8); Trưởng Ban vận động thành lập Hội người mù tỉnh;
c) Thành phần tiêu biểu (chiếm không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành: Hội viên, hội viên trẻ, đại diện cho giới và có thành tích nổi bật trong công tác Hội.
Như vậy, cơ cấu Ban Chấp hành gồm 03 thành phần theo quy định nêu trên.
- Thành phần chuyên trách
- Thành phần đại diện
- Thành phần tiêu biểu (chiếm không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành
Đồng thời tại khoản 5 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 cũng quy định nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành như sau:
- Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
- Ban Chấp hành Hội Người mù Việt Nam mỗi năm họp ít nhất một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu;
- Các cuộc họp trực tiếp (trực tuyến) của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên tham gia dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành biểu quyết tán thành (trừ quy định tại khoản 1 Điều 13 và điểm a khoản 1 Điều 26 của Điều lệ này).
Đối với ủy viên Ban Chấp hành không dự họp, Ban Chấp hành có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc thư điện tử.
+ Giữa hai kỳ họp, Ban Chấp hành có thể biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua việc lấy ý kiến của các ủy viên bằng văn bản hoặc thư điện tử;
Ban Chấp hành tại Hội Người mù Việt Nam có những nhiệm vụ quyền hạn gì? Trường hợp nào thì Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm không còn là ủy viên?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành được quy định tại khoản 4 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
- Quyết định việc triệu tập Đại hội; đề cử danh sách Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và dự kiến các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ mới của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ, các chủ trương công tác quan trọng của Hội;
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Quy chế khen thưởng, kỷ luật; quyết định kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Kiểm tra, ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung hoặc thay thế, miễn nhiệm, bãi nhiệm ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Kiểm tra khi có sự thay đổi trong quá trình hoạt động giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra được bầu bổ sung mới không quá 1/5 (một phần năm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra đã được Đại hội quyết định.
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Điều 14. Ban Chấp hành Hội
...
3. Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm không còn là ủy viên trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy viên Ban Chấp hành thôi tham gia công tác Hội do quá tuổi quy định, sức khỏe không đảm bảo hoặc không còn thuộc thành phần cơ cấu do miễn nhiệm, bãi nhiệm;
b) Ủy viên Ban Chấp hành không là người đại diện cho hội viên là người mù khi tổ chức Hội bị hợp nhất, sáp nhập với các tổ chức khác theo quy định của pháp luật (trừ quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 8 Điều lệ này).
Như vậy, Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm không còn là ủy viên trong các trường hợp vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?