Ví dụ cách tính lương hưu theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư 59?

Cho tôi xin vài ví dụ cách tính lương hưu mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư 59? - Câu hỏi của anh D.P (Bình Dương).

Lương hưu được tính thế nào? Thành phần tính lương hưu ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Năm nghỉ hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu

Số năm đóng BHXH tương ứng

Tỷ lệ cộng thêm

Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018

45%

15 năm

Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi

45%

- Lao động nữ: 15 năm

- Lao động nam:

+ 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018;

+ 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019;

+ 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020;

+19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021;

+ 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Trong đó:

- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.

- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

(2) Mức lương bình quân đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...

Như vậy, công thức tính lương hưu được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Ví dụ cách tính lương hưu theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư 59?

Ví dụ cách tính lương hưu theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư 59?

Ví dụ tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra sao?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là một vài ví dụ cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn:

Ví dụ 1:

Bà G nghỉ hưu năm 2023, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 04 năm, tính thêm 2% cho mỗi năm: 04 x 2% = 8%

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của bà G là 45% + 8% = 53%.

Ví dụ 2:

Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;

- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%

- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%

Ví dụ 3:

Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

- Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4 x 2%+ 1% = 9%);

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

Ví dụ 4:

Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

- 19 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.

Ví dụ cách tính lương hưu như thế nào?

Dưới đây là một vài ví dụ cách tính lương hưu như sau:

Ví dụ 1:

Bà Q nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ tháng 5/2022, có đủ 15 năm đóng BHXH.

Diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH trong 10 năm trước khi nghỉ việc của bà Q như sau:

- 2 năm đầu: 8.000.000 đồng/tháng

- 4 năm tiếp theo: 10.000.000 đồng/tháng

- 4 năm cuối: 13.000.000 đồng/tháng.

Như vậy:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Q là 45%;

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

[(8.000.000 đồngx24 tháng)+ (10.000.000 đồngx48 tháng) + (13.000.000 đồngx48 tháng)] / 120 tháng

= 10.800.000 đồng/tháng.

- Lương hưu hằng tháng của bà Q là:

10.800.000 đồng x 45% = 4.860.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2:

Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2:

1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng.

- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56:

1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là:

[(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng) / 60 tháng] = 7.295.600 đồng/tháng.

- Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:

Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:

1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:

7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng.

- Lương hưu hằng tháng của ông H là:

8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng.

Ví dụ 3:

Ông M nguyên là công chức Hải quan, chuyển sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 27 năm, trong đó 11 năm được tính thâm niên nhà giáo, 16 năm thâm niên ngành kiểm sát. Ông M có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 5,76; thâm niên nghề là 25 %:

1.150.000 đồng x 5,76 x 1,25 x 36 tháng = 298.080.000 đồng.

- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,10; thâm niên nghề là 27 %:

1.150.000 đồng x 6,10 x 1,27 x 24 tháng = 213.817.200 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông M là:

(359.931.600 đồng + 256.365.360 đồng) / 60 tháng = 8.531.620 đồng/tháng.

- Lương hưu hằng tháng của ông M là:

8.531.620 đồng/tháng x 69% = 5.886.818 đồng/tháng.

Ví dụ 4:

Ông P, nguyên là công chức Hải quan, có 27 năm được tính thâm niên nghề, tháng 4/2013 chuyển sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%;

- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%;

- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2016 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên.

Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thấp hơn so với mức lương hưu tính theo số năm trước đó có hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính như sau:

- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%:

1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng x 1,24 = 212.188.800 đồng.

- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%:

1.150.000 đồng x 6,56 x 36 tháng x 1,27 = 344.911.680 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu của ông P là:

(212.188.800 đồng + 344.911.680 đồng) / 60 tháng = 9.285.008 đồng/tháng.

- Lương hưu hằng tháng của ông P là:

9.285.008 đồng x 75% = 6.963.756 đồng/tháng

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lương hưu 2025 tăng như thế nào? Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động?
Pháp luật
Đang chấp hành án phạt tù có được nhận lương hưu hay không? Nếu không được thì sau khi chấp hành xong án phạt tù có được tiếp tục nhận lương hưu không?
Pháp luật
Người lao động cần đảm bảo những điều kiện gì để được hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động 65%?
Pháp luật
Điều kiện hưởng lương hưu của lao động nữ là gì? Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Pháp luật
Từ năm 2022, viên chức công tác tại trường chính trị tỉnh bao nhiêu tuổi mới được hưởng lương hưu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì có được phép nghỉ việc chờ hưởng lương hưu theo quy định không?
Pháp luật
Năm 2023, đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu?
Pháp luật
Cách tính lương hưu năm 2024? Mức hưởng lương hưu năm 2024? Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu năm 2024?
Pháp luật
Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được không? Nếu được thì làm giấy ủy quyền như thế nào?
Pháp luật
Người lao động khi về hưu có được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội không liên tục không?
Pháp luật
Cán bộ xã, phường, thị trấn là gì? Tăng mức lương hưu lần 2 sau khi áp dụng tăng 15% đối với cán bộ xã, phường, thị trấn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương hưu
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
52,831 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương hưu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào