Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không hoạt động sản xuất có hoạt động thanh lý tài sản là hàng hóa có phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN không?
- Văn phòng đại diện có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không hoạt động sản xuất có hoạt động thanh lý tài sản là hàng hóa có phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN không?
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng có được khấu trừ không?
Văn phòng đại diện có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
....
3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
Ví dụ 16: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.
Ví dụ 17: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 5 chỗ ngồi cho ngân hàng VC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng, Ông E không thanh toán được cho ngân hàng VC nên tài sản là ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được từ bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Như vậy, văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền, không có chức năng kinh doanh, nên không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không hoạt động sản xuất có hoạt động thanh lý tài sản là hàng hóa có phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN không?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không hoạt động sản xuất có hoạt động thanh lý tài sản là hàng hóa có phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 57837/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động thanh lý tài sản của cục Thuế TP. Hà Nội gửi cho văn phòng đại diện Mitsui Oil Exploration có nội dung như sau:
Trường hợp VPĐD Mitsui Oil Exploration Co.,Ltd tại thành phố Hà Nội là văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu có hoạt động thanh lý tài sản là hàng hóa đã mua để phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện thì thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN.
Như vậy, đối với hoạt động thanh lý tài sản của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu có hoạt động thanh lý tài sản là hàng hóa đã mua để phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện thì sẽ không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng có được khấu trừ không?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/BTC:
Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
.......
11. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ.
......
Như vậy, Thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nêu trên được khấu trừ toàn bộ. Chỉ trừ trường hợp mua dịch vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và cá nhân không kinh doanh bán tài sản cố định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa mới nhất bao gồm những gì theo quy định?
- Tài khoản đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia qua địa chỉ csdl dichvucong gov vn để cập nhật và công khai dữ liệu thủ tục hành chính?
- Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực khi nào? Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực thì thực hiện thế nào?
- Cách tính tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 khi tinh gọn bộ máy?
- Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm thế nào? Tải về Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm ở đâu?