Vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em như thế nào? Cách biện pháp phòng bệnh bạch hầu cơ bản cho người dân ra sao?

Vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em như thế nào? Cách biện pháp phòng bệnh bạch hầu cơ bản cho người dân ra sao?

Vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1.1, 1.2 Mục 1 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn tiêm vắc xin phòng bạch hầu đối với trẻ em như sau:

(1) Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng:

- Tiêm các mũi cơ bản:

Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.

+ Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi.

+ Mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi.

+ Mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.

Tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi. Đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin trên 95% ở tất cả các xã/phường trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.

- Tiêm nhắc lại:

+ Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi.

+ Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi.

+ Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.

(2) Đối với trẻ em trên 1 tuổi

- Tiêm các mũi cơ bản:

Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).

+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt.

+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần.

+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng.

- Tiêm nhắc lại:

Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.

Vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em như thế nào? Cách biện pháp phòng bệnh bạch hầu cơ bản cho người dân ra sao?

Vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em như thế nào? Cách biện pháp phòng bệnh bạch hầu cơ bản cho người dân ra sao? (Hình ảnh Internet)

Cách biện pháp phòng bệnh bạch hầu cơ bản cho người dân ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1, 2.2 Mục 2 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh bạch hầu như sau:

(1) Đối với chính quyền, cơ quan y tế địa phương:

- Tuyên truyền cho cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có dịch lưu hành, nơi có ổ dịch cũ, nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp về bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng chống.

- Có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh bạch hầu hàng năm. Tăng cường các biện pháp giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm chủng thấp.

- Duy trì tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu cao trong cộng đồng theo đúng lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

- Chuẩn bị vắc xin, vật tư, hóa chất dự phòng khi có dịch xảy ra.

(2) Đối với người dân:

- Đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh.

- Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu 5 trong 1 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục IV Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020, hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu 5 trong 1 như sau:

Tiêm vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib):

- Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi:

Tại thời điểm triển khai nếu chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì sẽ tiêm 01 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib trong chiến dịch này nếu mũi tiêm trước đó cách từ 1 tháng trở lên. Tiêm các mũi còn lại trong tiêm chủng thường xuyên cho đủ 3 mũi cơ bản.

- Trẻ từ 13-18 tháng tuổi:

+ Nếu chưa được tiêm đủ 03 mũi vắc xin thì sẽ tiêm bù 01 mũi DPT-VGB- Hib trong chiến dịch này và tiêm các mũi còn lại trong tiêm chủng thường xuyên.

+ Nếu trẻ đã tiêm đủ 03 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib thì sẽ tiêm 1 mũi DPT-VGB-Hib trong đợt này và không cần tiêm DPT lúc 18 tháng trong tiêm chủng thường xuyên.

Lưu ý: đối với nhóm trẻ từ 2 tháng đến 18 tháng tuổi nếu gia đình không nhớ hoặc không có bằng chứng về tiêm chủng thì COI NHƯ CHƯA TIÊM và sẽ phải tiêm đầy đủ các mũi vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đâu? Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa? Ghi nhận bao nhiêu ca mắc thì là ổ dịch bạch hầu?
Pháp luật
Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không? Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh bạch hầu được xác định là kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ thời điểm nào?
Pháp luật
Ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có xem là ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm bệnh bạch hầu thường có các dấu hiệu nào? Trẻ em nên tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu từ năm bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Có những loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu nào? Đã tiêm vắc xin phòng bạch hầu, có phải tiêm nhắc lại?
Pháp luật
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu là tiêm vắc xin? Hướng dẫn về lịch tiêm vắc xin bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bạch hầu là gì? Việc tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch bạch hầu phải dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Người lao động nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không? Cần chủ động phòng bệnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh bạch hầu
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,251 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh bạch hầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào