Tỷ lệ thừa cân/béo phì đang gia tăng nhanh chóng trong tất cả các lứa tuổi ở thành thị và nông thôn tại Việt Nam?
Thực trạng dinh dưỡng tại Việt Nam trong những năm qua?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch hành động ban hành kèm Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 nêu rõ thực trạng dinh dưỡng Việt Nam, trong đó có một số điều đáng chú ý sau:
- Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi đang giảm dần, từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi toàn quốc giảm từ 29,3% xuống 19,6%, chuyển từ mức cao sang mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới về vấn đề sức khỏe cộng đồng và trên đà đạt được Mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu năm 2025 về giảm suy dinh dưỡng thấp còi.
- Tỷ lệ thừa cân/béo phì (liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn và lối sống) đang gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi cả ở thành thị và nông thôn. Thừa cân/béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 7,4% (9,8% ở thành thị; 5,3% ở nông thôn) và rất cao ở mức 19% với trẻ em lứa tuổi học đường, so với tỷ lệ tương ứng năm 2010 là 5,6% và 8,5%.
- Tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, tỷ lệ thiếu Vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ dưới 5 tuổi đã có nhiều cải thiện nhưng kết quả vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng đến năm 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 19,6%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và không có thai tương ứng 25,6% và 16,2%. Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%. Tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp là 18,3%. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt rất cao ở trẻ dưới 5 tuổi là 58% năm 2020; phụ nữ có thai là 63,5%, xếp ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
- Nhìn chung khẩu phần của người dân đã có những cải thiện tích cực về năng lượng trung bình trong khẩu phần đạt 2023 Kcal/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1925 Kcal/ngày năm 2010. Cơ cấu năng lượng từ Protein, Lipid và Glucid là 15,8%: 20,2%: 64,0% (so với tổng năng lượng ăn vào), cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam. Mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,4 gam rau/người/ngày; 60,9 gam quả chín/người/ngày (năm 2010) lên mức 231 gam rau/người/ngày; 140,7 gam quả chín/người/ngày (năm 2020); tuy nhiên, mức tiêu thụ rau quả ở người trưởng thành mới chỉ đạt khoảng 66,4-77,4% so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt tăng nhanh từ 84,0 gam/người/ngày (năm 2010) lên 136,4 gam/người/ngày (năm 2020); khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn ở mức 155,3 gam/người/ngày. Mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm. Học sinh ở thành phố có xu hướng gia tăng tiêu thụ nước ngọt và thực phẩm chế biến công nghiệp.
Tỷ lệ thừa cần/béo phì đang gia tăng nhanh chóng trong tất cả các lứa tuổi ở thành thị và nông thôn tại Việt Nam?
Kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch hành động ban hành kèm Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 nêu lên kết quả thực hiện như sau:
- Đánh giá các mục tiêu của Chiến lược, Việt Nam đã cơ bản đạt được các mục tiêu về giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em (giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, cơ bản khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi, cải thiện chiều cao trung bình của trẻ em và chiều cao đạt được của thanh niên, cải thiện các chỉ số thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ). Có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu đạt được theo vùng miền, tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua không có mục tiêu cụ thể nào được đặt ra riêng cho khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa đạt được các chỉ tiêu liên quan đến cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, khống chế thừa cân béo phì ở người trưởng thành và một số chỉ tiêu liên quan đến nâng cao năng lực thực hiện Chiến lược.
- Các khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 bao gồm:
+ Cấp ủy Đảng và chính quyền ở nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng đối với sức khỏe và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là dinh dưỡng bà mẹ và trẻ nhỏ, do vậy chưa quan tâm đầu tư cho công tác dinh dưỡng, chưa coi đây là nhiệm vụ chính trị ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều địa phương vẫn chưa đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thấp còi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Vấn đề bảo đảm an ninh thực phẩm hộ gia đình và an ninh dinh dưỡng chưa được đề cập cụ thể trong các chính sách, kế hoạch phát triển, chưa có mục tiêu, giải pháp và phân bổ nguồn lực.
+ Nguồn lực tài chính cho công tác dinh dưỡng nói chung nhất là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngân sách từ trung ương cho chương trình dinh dưỡng bị cắt giảm, ngân sách địa phương chưa tăng hoặc tăng không tương xứng do thiếu nguồn lực và những cản trở về mặt cơ chế, hướng dẫn tài chính cho hoạt động dinh dưỡng.
+ Công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động dinh dưỡng còn nhiều bất cập, chưa lồng ghép và triển khai hiệu quả các nguồn lực đầu tư của các ban, ngành, đoàn thể, nhất là ở địa phương. Dinh dưỡng được coi là vấn đề sức khỏe nên các hoạt động chủ yếu là do ngành y tế đảm nhiệm, thiếu cấu trúc và điều phối liên ngành.
+ Về chính sách cho dinh dưỡng: Các quy định của pháp luật về dinh dưỡng chưa thật sự đồng bộ, cập nhật. Chính sách, kế hoạch hành động không đi kèm với cam kết về ngân sách. Thiếu cơ chế báo cáo, giám sát, đánh giá cũng như thiếu các chính sách bảo đảm sản xuất, tiêu dùng thực phẩm lành mạnh; hạn chế thực phẩm có hại cho sức khỏe đặc biệt là đối với trẻ em thông qua việc ghi nhãn dinh dưỡng, đánh thuế và hạn chế quảng cáo. Thiếu chính sách về dinh dưỡng đặc thù cho một số đối tượng dễ bị tổn thương (do tình trạng sinh lý, bệnh lý, nghề nghiệp và tình trạng khẩn cấp do thiên tai, dịch bệnh). + Nhiều can thiệp dinh dưỡng quan trọng quyết định đến phát triển tầm vóc và thể lực của trẻ như chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và cho con bú, phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng tại các hộ gia đình, trường học, ngành nghề đặc thù và môi trường độc hại, chỉ được triển khai trên diện hẹp, chưa tiếp cận đến đông đảo các nhóm đối tượng đích và người dân nói chung.
+ Người dân ở cả nông thôn và thành thị còn thiếu hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý. Công tác truyền thông về dinh dưỡng còn chưa hiệu quả ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do hạn chế về cách tiếp cận, khác biệt về ngôn ngữ, trình độ văn hóa, phong tục tập quán.
+ Ngoài ra, tại Việt Nam cũng như tại các nước khác trong khu vực đã và đang chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa nhanh chóng, môi trường thực phẩm thay đổi, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, già hóa dân số.
Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 quy định xây dựng và triển khai các chương trình, đề án Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 như sau:
Theo đó, căn cứ vào Kế hoạch hành động của Bộ Y tế, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?