Tỷ lệ khấu trừ phần tiền lương, thu nhập đối với cá nhân khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao nhiêu?
- Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập trong thi hành quyết định quản lý thuế là ai?
- Tỷ lệ khấu trừ phần tiền lương, thu nhập đối với cá nhân khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao nhiêu?
- Trách nhiệm của phía sử dụng lao động đang quản lý tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế khấu phần tiền lương, thu nhập được quy định như thế nào?
Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập trong thi hành quyết định quản lý thuế là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Đối tượng áp dụng
a) Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Và thuộc trường hợp phải thi hành loại quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định nêu trên. Thì có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
Tỷ lệ khấu trừ phần tiền lương, thu nhập đối với cá nhân khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao nhiêu?
Tỷ lệ khấu trừ phần tiền lương, thu nhập đối với cá nhân khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân trong việc thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
- Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.
- Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
Như vậy, khi thực hiện biện pháp cưỡng chế khấu phần tiền lương, thu nhập đối với cá nhân, thì cơ quan có thẩm quyền khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó
Trách nhiệm của phía sử dụng lao động đang quản lý tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế khấu phần tiền lương, thu nhập được quy định như thế nào?
Căn khoản 5 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy đinh cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm như sau:
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế,
Đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và người nộp thuế bị cưỡng chế biết.
- Khi đến kỳ phát tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước,
Đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
- Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của người nộp thuế bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?