Từ ngày 18/5/2022, những hộ gia đình, cá nhân nào sẽ được Nhà nước bố trí ổn định dân cư và giải quyết việc làm, tăng thu nhập?

Tôi nhận thấy hiện nay có nhiều hộ gia đình và người dân chưa thể ổn định nơi ở và lập nghiệp vì nhiều lý do như bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc do tình trạng khó khăn, thiếu thốn ở những khu vực biên giới, hải đảo. Theo tôi được biết, sắp tới Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ ổn định dân cư cho nhóm đối tượng này. Cho tôi hỏi, những hộ gia đình, cá nhân nào sẽ được Nhà nước bố trí ổn định dân cư và giải quyết việc làm, tăng thu nhập? Xin cảm ơn!

Đối tượng hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước bố trí ổn định dân cư và giải quyết việc làm, tăng thu nhập?

Theo mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 về phạm vi bố trí ổn định dân cư và đối tượng hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước bố trí ổn định dân cư và giải quyết việc làm, tăng thu nhập như sau:

(1) Phạm vi của Chương trình

Chương trình thực hiện bố trí ổn định dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước tại các vùng: Thiên tai (sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng); đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; ô nhiễm môi trường; các làng chài trên sông nước, đầm phá); biên giới, hải đảo (gồm cả Khu kinh tế - quốc phòng); vùng dân di cư tự do đến đời sống quá khó khăn và khu rừng đặc dụng.

(2) Đối tượng của Chương trình

Hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

- Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét; hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng.

- Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường.

- Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, Khu kinh tế - quốc phòng, hải đảo.

- Hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch, kế hoạch, đời sống còn khó khăn; hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng cần phải bố trí, ổn định lâu dài.

- Cộng đồng dân cư nơi tiếp nhận người dân tái định cư tập trung, xen ghép.

Lưu ý: Phạm vi và đối tượng của Chương trình không bao gồm phạm vi, đối tượng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

bố trí ổn định dân cư

Từ ngày 18/5/2022, những hộ gia đình, cá nhân nào sẽ được Nhà nước bố trí ổn định dân cư và giải quyết việc làm, tăng thu nhập?

Quan điểm, nguyên tắc thực hiện bố trí ổn định dân cư của Nhà nước?

Theo mục II Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 về quan điểm, nguyên tắc thực hiện bố trí ổn định dân cư như sau:

- Bố trí ổn định dân cư phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy hoạch có liên quan.

- Bố trí ổn định dân cư là mục tiêu, đồng thời là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái, tài nguyên nước. Bố trí ổn định dân cư tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài; hướng tới hình thành các điểm dân cư đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của từng dân tộc.

- Bố trí ổn định dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương. Hộ gia đình, cá nhân bố trí ổn định theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước hỗ trợ về di chuyển (nếu có) và các điều kiện để ổn định đời sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc Chương trình theo quy định và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình.

- Việc bố trí ổn định dân cư chủ yếu trên địa bàn trong xã, huyện, tỉnh. Trường hợp cần thiết có nhu cầu di dân đi ngoài tỉnh, cần thống nhất tỉnh có dân đi và tỉnh có dân đến để bố trí theo quy hoạch. Ưu tiên thực hiện bố trí dân cư xen ghép là chủ yếu, kết hợp với di dân tập trung và ổn định tại chỗ.

Mục tiêu bố trí ổn định dân cư đến năm 2030 như thế nào?

Theo mục III Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

(1) Mục tiêu chung

Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

(2) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290 hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.

- Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 45% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% trở lên; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 90% trở lên.

Bố trí ổn định dân cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án, phương án bố trí ổn định dân cư nhận chính sách hỗ trợ tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án, phương án bố trí ổn định dân cư mới nhất?
Pháp luật
Quy trình bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh được các cơ quan nhà nước thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công hằng năm được hướng dẫn theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
Pháp luật
Bố trí ổn định dân cư trong huyện là gì? Bố trí ổn định dân cư trong huyện được hướng dẫn thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết tự nguyện tham gia dự án, phương án bố trí ổn định dân cư theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
Pháp luật
Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung về hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 ra sao?
Pháp luật
Dự án bố trí ổn định dân cư tập trung bao gồm những nội dung nào theo quy định mới nhất tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT?
Pháp luật
Việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bố trí ổn định dân cư
915 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bố trí ổn định dân cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bố trí ổn định dân cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào