Từ ngày 17/9/2024, công chức không phải thực hiện chế độ tập sự khi đáp ứng những điều kiện nào?
Từ ngày 17/9/2024, công chức không phải thực hiện chế độ tập sự khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 5 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về các trường hợp được tuyển dụng vào công chức không phải thực hiện chế độ tập sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo và theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm;
- Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục thì được cộng dồn), bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Trường hợp đáp ứng điều kiện tại điểm a khoản này nhưng chưa đủ thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì thời gian đã công tác được tính vào thời gian tập sự. Trường hợp thời gian công tác lớn hơn thời gian tập sự thì khoảng thời gian công tác còn lại sau khi trừ đi thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
Đối với trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự được bổ nhiệm vào ngạch khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch và được xếp lương theo vị trí việc làm được tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật. Cấp có thẩm quyền phải cử công chức tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức được tuyển dụng.
Từ ngày 17/9/2024, công chức không phải thực hiện chế độ tập sự khi đáp ứng những điều kiện nào? (Hình ảnh Internet)
Thời gian tập sự và nội dung tập sự của công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thời gian tập sự như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
- 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nội dung tập sự như sau:
- Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
- Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
- Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Lưu ý: Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước được tính vào thời gian tập sự.
Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự như sau:
(1) Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có bằng tốt nghiệp ở trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu về trình độ đào tạo của vị trí việc làm được tuyển dụng thì mỗi mức trình độ đào tạo cao hơn được cộng thêm 01 bậc lương và được hưởng 85% hệ số lương ở bậc được xếp. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.”.
(2) Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại (1) trong các trường hợp sau:
- Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
(3) Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
(4) Công chức được cơ quan, tổ chức phân công hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định hành chính bị kiện là gì? Được khiếu kiện quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không?
- Tổ chức cung cấp thông tin báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính không đúng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?
- Có bắt buộc phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán không?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu là gì? Quyền và trách nhiệm đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập?