Từ ngày 01/7/2024, công dân được truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước mà không cần yêu cầu khai báo định danh đúng không?
- Từ ngày 01/7/2024, công dân được truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước mà không cần yêu cầu khai báo định danh đúng không?
- Cơ quan nhà nước có được thu phí về việc chia sẻ dữ liệu phục vụ giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước không?
- Có bao nhiêu loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước theo quy định?
Từ ngày 01/7/2024, công dân được truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước mà không cần yêu cầu khai báo định danh đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Cơ quan nhà nước công bố dữ liệu mở để cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
2. Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan nhà nước cung cấp, được cập nhật mới nhất, có khả năng truy cập và sử dụng trên mạng Internet, bảo đảm khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được, tuân thủ định dạng mở và miễn phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
6. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
7. Chính phủ quy định chi tiết về dữ liệu mở và điều kiện bảo đảm thực hiện quy định tại Điều này.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, công dân được tự do truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước mà không cần yêu cầu khai báo định danh khi sử dụng dữ liệu mở.
Từ ngày 01/7/2024, Công dân được truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước mà không cần yêu cầu khai báo định danh đúng không? (Hình từ internet)
Cơ quan nhà nước có được thu phí về việc chia sẻ dữ liệu phục vụ giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ giao dịch điện tử bao gồm:
a) Nhân lực thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm nguồn nhân lực tại chỗ đang thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống thông tin hoặc nhân lực khác có liên quan trong cơ quan nhà nước; trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được thì được thuê chuyên gia;
b) Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trường hợp không có hạng mục này, phải có thuyết minh chứng minh về việc không có hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác;
c) Ban hành và công bố công khai quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan nhà nước có trách nhiệm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức khác; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản giấy đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin; không thu phí việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ quan nhà nước không được thu phí về việc chia sẽ dữ liệu phục vụ giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước.
Có bao nhiêu loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm có các loại hình như sau:
- Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
- Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
- Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật Giao dịch điện tử 2005 hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại Điều 53 Luật Giao dịch điện tử 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?