Từ ngày 01/6/2022, có những thay đổi nào trong hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp?

Sắp tới có những hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi có thắc mắc liên quan tới liên kết đào tạo với nước ngoài mong sớm được giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được biết rằng hiện nay có những hình thức liên kết đào tạo nào theo quy định của pháp luật mới nhất? Và những hình thức liên kết đào tạo này có gì khác khi được quy định tại văn bản cũ? Vì tôi đang ấp ủ dự định để trung tâm giáo dục nghề nghiệp của tôi có thể được liên kết đào tạo. Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Liên kết đào tạo với nước ngoài là gì?

Theo Điều 48 Luật Giáo dục liên kết đào tạo 2014 quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài cụ thể như sau:

(1) Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.

(2) Chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình đào tạo của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phê duyệt chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài.

(3) Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo và phải bảo đảm điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo.

Cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài thực hiện liên kết với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong nước phải có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc được công nhận theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

Điều kiện cụ thể, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

(4) Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không duy trì điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).

Liên kết đào tạo với nước ngoài

Liên kết đào tạo với nước ngoài

Các hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định về các hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài cụ thể như sau:

(1) Liên kết thực hiện chương trình đào tạo toàn phần tại Việt Nam:

- Theo chương trình do hai bên xây dựng và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam;

- Theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam;

- Theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài;

- Theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam.

(2) Liên kết thực hiện chương trình đào tạo một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài:

- Theo chương trình của nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam;

- Theo chương trình của nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài;

- Theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài.

Từ ngày 01/6/2022, các hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài nào có những thay đổi nào?

Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định về hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài cụ thể như sau:

(1) Liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện theo các chương trình đào tạo sau đây:

- Chương trình đào tạo do hai bên xây dựng; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam;

- Chương trình đào tạo của nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài;

- Chương trình đào tạo của nước ngoài chuyển giao; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam.

(2) Liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện toàn phần tại Việt Nam hoặc thực hiện một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài do các bên liên kết đào tạo quyết định.

Dựa vào những quy định trên, ta có thể thấy hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài tại Nghị định mới đã được rút gọn hơn. Thay vì quy định liên kết thực hiện chương trình đào tạo một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài thì theo quy định mới nhất Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định sẽ do các bên tổ chức liên kết đào tạo quyết định.

Nghị định 24/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về liên kết đào tạo. Trân trọng!

Liên kết đào tạo
Liên kết đào tạo với nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên
Pháp luật
Thủ tục chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đề nghị của các bên liên kết ra sao?
Pháp luật
Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ ngày 20/11/2024 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 20/5/2022, đơn vị chủ trì muốn tổ chức thực hiện chương trình liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp phải làm như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 20/5/2022, các bên tham gia chương trình liên kết đào tạo sẽ được đảm bảo những khoản tiền nào?
Pháp luật
Từ ngày 20/5/2022, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo nghĩa vụ như thế nào trong chương trình liên kết đào tạo?
Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo bao gồm những giấy tờ gì? Ai có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ liên kết đào tạo?
Pháp luật
Chương trình liên kết đào tạo bắt buộc phải được thực hiện theo chương trình của nước ngoài đúng không? Văn bằng, chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo được quy định ra sao?
Pháp luật
Liên kết đào tạo là gì? Cơ sở giáo dục đại học chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo được phép thực hiện đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp gồm những gì?
Pháp luật
Liên kết đào tạo với nước ngoài khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở giáo dục bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên kết đào tạo
1,355 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên kết đào tạo Liên kết đào tạo với nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên kết đào tạo Xem toàn bộ văn bản về Liên kết đào tạo với nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào