Từ ngày 01/07/2024, muốn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải có bằng cấp 2 trở lên?
Từ ngày 01/07/2024, muốn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải có bằng cấp 2 trở lên?
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 gồm 05 Chương, 33 Điều và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.
Tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định tiêu chuẩn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
1. Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã;
2. Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;
3. Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học;
4. Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
5. Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên.
Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học.
Như vậy, từ ngày 01/07/2024, muốn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải có bằng cấp 2 trở lên (trừ trường hợp thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì chỉ cần học xong chương trình tiểu học, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn khác thì đã có thể đăng ký tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở).
Từ ngày 01/07/2024, muốn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải có bằng cấp 2 trở lên? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?
Tại Chương II Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự
- Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội
- Hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở
- Hỗ trợ tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động
Chế độ phụ cấp đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm những chế độ nào?
Chế độ phụ cấp đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau:
*Khi làm nhiệm vụ
- Được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng
- Được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Được hưởng các mức hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ (Mức bồi dưỡng chi tiết được quy định tại Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023)
*Khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ (Xem chi tiết tại Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023)
- Trường hợp đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Hưởng theo quy định pháp luật.
- Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, tai nạn, bị thương: Được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.
- Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, suy giảm khả năng lao động: Xét trợ cấp theo từng mức độ suy giảm. Nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất, tiền mai táng phí.
- Trường hợp bị thương, chết khi làm nhiệm vụ: Được hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc công nhận liệt sĩ và các quyền lợi khác.
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?