Từ năm 2025, người lái xe có thể không mang giấy tờ xe khi tham gia giao thông trong trường hợp nào?
Giấy tờ xe gồm giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA thì giấy tờ xe gồm giấy tờ sau đây:
(1) Chứng từ nguồn gốc xe
- Đối với xe nhập khẩu:
+ Dữ liệu điện tử thông tin xe nhập khẩu được hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan;
+ Đối với xe chưa có dữ liệu hải quan điện tử, xe nhập khẩu trước ngày 01/12/2020 thì chứng từ nguồn gốc là: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu theo quy định (đối với xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại), giấy tạm nhập khẩu xe theo quy định (đối với xe nhập khẩu theo chế độ tạm nhập, tái xuất của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật hoặc theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên);
- Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước
+ Dữ liệu điện tử Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm;
+ Trường hợp chưa có dữ liệu điện tử Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng thì chứng từ nguồn gốc xe sản xuất, lắp ráp là Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định (bản giấy);
- Đối với xe bị tịch thu theo quy định của pháp luật
+ Quyết định tịch thu phương tiện hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với xe bị tịch thu theo quy định của pháp luật hoặc trích lục bản án nội dung tịch thu phương tiện (sau đây gọi chung là quyết định tịch thu) là bản chính cấp cho từng xe, trong đó phải ghi đầy đủ đặc điểm cơ bản của xe: nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung, dung tích xi lanh; xe phải hoàn chỉnh, tổng thành máy, khung cùng thông số kỹ thuật.
+ Hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước hoặc hóa đơn bán tài sản tịch thu theo quy định của pháp luật.
(2) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
- Dữ liệu hóa đơn điện tử được hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp xe chưa có dữ liệu hóa đơn điện tử thì phải có hóa đơn giấy hoặc hóa đơn được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo quy định của pháp luật;
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản về việc bán, tặng cho, thừa kế xe, chứng từ tài chính của xe theo quy định của pháp luật. Văn bản về việc bán, tặng cho, thừa kế xe của cá nhân phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác (đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác);
- Đối với xe của cơ quan Công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản Nhà nước;
- Đối với xe của cơ quan Quân đội thanh lý: Công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng và hóa đơn theo quy định.
(3) Chứng từ lệ phí trước bạ xe
Dữ liệu lệ phí trước bạ điện tử được hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế;
Trường hợp xe chưa có dữ liệu lệ phí trước bạ điện tử thì phải có giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chứng từ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định; đối với xe được miễn lệ phí trước bạ thì phải có thông báo nộp lệ phí trước bạ của cơ quan quản lý thuế, trong đó có thông tin miễn lệ phí trước bạ.
Từ năm 2025, có thể không mang giấy tờ xe khi tham gia giao thông trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Từ năm 2025, có thể không mang giấy tờ xe khi tham gia giao thông trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Theo đó:
(1) Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy theo quy định tại khoản 4, Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
- Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
- Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
- Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
(2) Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
- Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
- Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp giấy tờ nêu trên đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
Như vậy, trong trường hợp các giấy tờ nêu trên đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì người lái xe có thể xuất trình thông qua ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNeID) mà không cần mang giấy tờ xe khi tham gia giao thông.
Người lái xe gắn máy không được đi vào phần đường nào khi tham gia giao thông?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
...
Như vậy, người lái xe gắn máy không được đi vào phần đường cho người đi bộ và phương tiện khác khi tham gia giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?