Từ năm 2023, thẻ BHYT bị lỗi thì xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới như thế nào? Bao lâu thì nhận được thẻ BHYT mới?
Từ năm 2023, hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thẻ BHYT bị lỗi bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.
Người tham gia BHYT sẽ thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi rơi vào 01 trong 03 trường hợp sau:
(1) Thẻ BHYT bị mất;
(2) Thẻ BHYT bị lỗi do tổ chức BHYT;
(3) Thẻ BHYT bị lỗi do cơ quan lập danh sách.
Khi đó, căn cứ vào tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, người tham gia BHYT sẽ thực hiện hồ sơ cấp lại thẻ BHYT với những nội dung sau:
- 01 Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
- 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Số lượng hồ sơ cho mỗi lần cấp lại là 01 bộ.
Từ năm 2023, thẻ BHYT bị lỗi thì xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới như thế nào? Bao lâu thì nhận được thẻ BHYT mới? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thẻ BHYT bị lỗi như thế nào?
Căn cứ theo nội dung tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.
Khi phát hiện thẻ BHYT bị lỗi, người tham gia BHYT chuẩn bị các hồ sơ cấp lại thẻ BHYT và thực hiện thủ tục sau đây:
- Bước 1: Đến cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện nơi cư trú;
- Bước 2: Điền Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành);
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
- Bước 4: Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Khi đó, cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện sẽ thực hiện các công tác sau:
- Kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT;
- Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP;
- Ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
Như vậy, thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thẻ BHYT bị lỗi được thực hiện như trên.
Bao lâu nhận được thẻ BHYT mới?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
...
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp thẻ BHYT bị lỗi là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ. Người tham gia BHYT cũng sẽ nhận được thẻ BHYT sau thời gian này.
Ngoài ra, nếu trong khoản thời gian người tham gia BHYT chờ xử lý hồ sơ cấp lại thẻ BHYT hợp đến cơ sở khám, chữa bệnh để khám, chữa bệnh thì vẫn sẽ được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế như mức hưởng hiện có.
Việc thực hiện nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
Trong đó, Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Việc thực hiện bảo hiểm y tế được dựa trên những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 với những nội dung sau:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế;
- Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở;
- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế;
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả;
- Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Xem chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại, đổi thẻ BHYT tại Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?