Từ 20/6/2022, việc đảm bảo an toàn về điện trong công trường thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Các quy định chung về an toàn điện trong công trường thi công xây dựng được đề cập ra sao?
Theo tiểu mục 2.16 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD như sau:
- Tất cả các hệ thống điện (bao gồm thiết bị điện, đường dây dẫn điện, các phụ kiện) và các công việc có liên quan trên công trường, công trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực, ATVSLĐ, pháp luật chuyên ngành khác có liên quan và các quy định dưới đây.
- Các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm định, nghiệm thu, quản lý, sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo trì và tháo dỡ (nếu có) đối với hệ thống điện phải:
+ Được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật (nếu có quy định);
+ Tuân thủ quy định của các QCVN về an toàn và kỹ thuật điện, bao gồm: QCVN 01:2020/BCT, QCVN QTĐ 5:2009/BCT, QCVN QTĐ 6:2009/BCT, QCVN QTĐ 7:2009/BCT, QCVN QTĐ 8:2010/BCT, Quy phạm Trang bị điện ngày 11/7/2006 và các quy định khác liên quan đến thiết bị điện, PTBVCN, PCCC nêu tại quy chuẩn này.
- Trước khi bắt đầu và trong quá trình thi công, lắp đặt hệ thống điện, người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện đầy đủ các quy định ĐBAT có liên quan đến các công việc thi công nêu tại 2.1 và các mục khác của quy chuẩn này, đặc biệt, phải có đầy đủ các nội dung sau:
+ Biện pháp thi công, lắp đặt và ĐBAT điện theo quy định của các QCVN về an toàn điện (xem 2.16.1.2);
+ PTBVCN chuyên dụng để ĐBAT trước các nguy cơ bị điện giật tại công trường;
+ Phương án cứu nạn cho các trường hợp tai nạn hoặc sự cố có liên quan đến điện.
- Thiết bị điện, hệ thống điện phải có kích thước và đặc điểm phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện làm việc của chúng; và phải:
+ Đủ độ bền cơ học để áp ứng điều kiện làm việc trong quá trình thi công, lắp đặt và vận hành;
+ Không bị hư hỏng (hoặc phải có biện pháp bảo vệ tránh hư hỏng) do nước, bụi, các tác động của nhiệt độ hoặc hóa chất.
- Thiết bị điện, hệ thống điện phải được thi công, lắp đặt và bảo trì để ngăn ngừa được các yếu tố nguy hiểm do giật điện, cháy nổ từ bên ngoài.
- Việc phân phối điện cho từng khu vực thi công phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị đóng cắt (isolator). Thiết bị đóng cắt phải được đặt ở nơi dễ tiếp cận và chỉ có thể được khóa ở vị trí ”tắt/off" nhưng không bị khóa ở vị trí "bật/on".
- Việc cấp điện cho các thiết bị điện phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị đóng cắt; thiết bị đóng cắt phải được sử dụng cả trong trường hợp khẩn cấp.
- Các thiết bị điện, ổ cắm điện, đầu cấp điện (outlets) phải được đánh dấu, dán nhãn để thông báo, chỉ định rõ ràng về mục đích và điện áp sử dụng.
- Các khu vực có lắp đặt điện phải có đầy đủ các thông tin dưới dạng bản vẽ hoặc chỉ dẫn rõ ràng về việc bố trí, lắp đặt các thiết bị và mạch điện. Trên công trường, các mạch điện và thiết bị phải được nhận diện bằng dán nhãn hoặc các phương pháp hiệu quả khác.
- Mạch điện và các thiết bị điện sử dụng điện áp khác nhau trong cùng một hệ thống điện phải được phân biệt rõ ràng bằng các dấu hiệu dễ thấy như đánh dấu, dán nhãn bằng các màu khác nhau.
- Phải có các biện pháp phù hợp để ngăn hệ thống điện tiếp nhận dòng điện có điện áp cao hơn quy định kỹ thuật của chúng.
- Phải lắp đặt hệ thống bảo vệ chống sét cho các thiết bị điện, hệ thống điện căn cứ vào điều kiện thực tế trên công trường, công trình và quy định kỹ thuật của các thiết bị điện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu về chống sét trên công trường, công trình xem thêm quy định tại 2.1.10.
- Đường dây truyền dẫn tín hiệu viễn thông không được bố trí cùng với đường dây trung thế và cao thế.
- Trong môi trường dễ cháy nổ hoặc trong các kho chứa chất nổ, chất lỏng dễ cháy phải sử dụng dây dẫn điện và thiết bị điện có khả năng chống cháy.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu về PCCC xem thêm quy định tại 2.1.8.
- Trên công trường, công trình, các thông báo, cảnh báo sau đây phải được bố trí ở những nơi phù hợp, dễ thấy:
+ Cấm người không có thẩm quyền (hoặc nhiệm vụ) vào phòng thiết bị điện hoặc thao tác, can thiệp vào các thiết bị điện;
+ Hướng dẫn cụ thể về trình tự phải thực hiện trong các trường hợp: Hỏa hoạn, sơ cứu, cấp cứu, hồi sức cho những người bị điện giật;
+ Tên và cách thức liên lạc (địa chỉ, điện thoại hoặc cách thức liên lạc hiệu quả khác) của ít nhất 02 (hai) người được giao nhiệm vụ quản lý an toàn điện để thông báo, liên lạc khi xảy ra tai nạn do điện, sự cố nguy hiểm như cháy, nổ thiết bị hoặc sự cố khác.
- Thông báo, cảnh báo phù hợp phải được bố trí ở các khu vực tiếp xúc hoặc gần với thiết bị điện có thể gây nguy hiểm.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ và đảm bảo tất cả những người sử dụng, vận hành thiết bị điện đều biết và hiểu rõ về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra từ các thiết bị điện hoặc từ việc sử dụng điện.
Từ 20/06/2022, việc đảm bảo an toàn về điện trong công trường thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Việc kiểm tra và bảo trì điện trong công trường thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 2.16 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD như sau:
- Trước khi sử dụng, các thiết bị điện, hệ thống điện phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định theo quy định tại 2.16.1.2 và 2.16.3.1 để đảm bảo phù hợp với mục đích và an toàn cho sử dụng.
- Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng, vận hành thiết bị điện phải kiểm tra kỹ tình trạng bề ngoài thiết bị và dây dẫn điện; đặc biệt chú ý đến các dây dẫn điện trong quá trình sử dụng thường xuyên bị uốn, bị gập hoặc chịu các tác động vật lý khác và chỉ sử dụng, vận hành thiết bị điện khi ĐBAT.
- Người lao động luôn phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện theo quy định; không được thực hiện các công việc ở bên trên hoặc ở gần các bộ phận không được cách ly (hoặc bao che) bằng vật liệu cách điện của các thiết bị điện đang hoạt động. Người sử dụng lao động phải bố trí người đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm tra, giám sát ĐBAT và cứu nạn khi cần thiết.
CHÚ THÍCH: Xem thêm quy định tại 2.16.2.8.
- Trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không bắt buộc phải luôn duy trì ở tình trạng có điện, phải tuân thủ các quy định sau:
+ Người quản lý an toàn điện phải ngắt điện, kiểm tra để chắc chắn là trong dây dẫn, thiết bị không còn điện sau khi đã ngắt điện;
+ Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa (biển cảnh báo, rào chắn tạm, có người giám sát) để ngăn chặn việc đóng điện hoặc thiết bị khởi động ngoài chủ định;
+ Các dây dẫn điện, thiết bị điện phải được nối đất, có biển cảnh báo ”Đã nối đất” và xử lý đoản mạch;
+ Các bộ phận mang điện hoặc thiết bị điện đang hoạt động ở khu vực lân cận phải được bảo vệ phù hợp (bằng biển cảnh báo, rào chắn tạm, có người giám sát) để tránh tiếp xúc ngẫu nhiên.
- Sau khi hoàn thành các công việc liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện, việc cấp điện lại phải theo lệnh của người quản lý an toàn điện sau khi đã kiểm tra và xác nhận là đã xử lý đoản mạch, hệ thống nối đất và nơi làm việc ĐBAT.
- Người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, tháo dỡ thiết bị điện, hệ thống điện phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và các PTBVCN an toàn điện (găng tay cao su, tấm hoặc thảm che chắn và những phương tiện khác) theo quy định tại 2.19 và quy định an toàn của ngành điện.
- Dây dẫn điện, thiết bị điện phải luôn được xem là đang có điện; trừ trường hợp đã kiểm tra kỹ để chắc chắn là chúng không có điện.
- Trường hợp bắt buộc phải thực hiện các công việc trong ở khu vực gần các bộ phận mang điện như dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không được cách ly (hoặc bao che) bằng vật liệu cách điện thì phải ngắt điện. Trong trường hợp không thể ngắt điện do yêu cầu vận hành thì việc cách ly cho các phần, bộ phận không được cách ly phải do người quản lý an toàn điện của nhà thầu (hoặc đơn vị cấp điện) trực tiếp thực hiện và phải đặt biển cảnh báo, chỉ dẫn về khoảng cách an toàn.
Các công việc về thử nghiệm, kiểm định an toàn điện trong công trường thi công xây dựng bao gồm những gì?
Theo tiểu mục 2.16 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD như sau:
- Thiết bị điện, hệ thống điện đã lắp đặt phải được thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và (hoặc) kiểm định theo các quy định của pháp luật về điện lực, ATVSLĐ và của các cơ quan có thẩm quyền. Tất cả các kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định phải được lưu lại.
CHÚ THÍCH: Theo quy định hiện hành, danh mục và nội dung các dụng cụ, trang thiết bị điện đã lắp đặt phải thực hiện kiểm định nêu tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương.
- Việc kiểm tra, thử nghiệm và (hoặc) kiểm định định kỳ phải chỉ rõ được mức độ hiệu dụng của các thiết bị bảo vệ rò rỉ điện, hệ thống nối đất.
- Phải đặc biệt chú ý đến việc nối đất của các thiết bị điện, đảm bảo sự liên tục của lớp bảo vệ (hoặc bao che) dây dẫn điện, tình trạng của các điện cực và kháng cách điện (insulation resistance), chống hư hỏng do tác động cơ học và tình trạng đấu nối tại các điểm nguồn cấp.
Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai thuế môn bài cho hộ kinh doanh? Thời hạn nộp thuế môn bài hàng năm đối với hộ kinh doanh?
- Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Mẫu C1-02/NS) mới nhất 2025? Tải về mẫu về ở đâu?
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh các cấp hiện nay là gì?
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?