Trường hợp nào sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan?
- Hàng hóa từ nước ngoài trong trường hợp nào sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
- Kho ngoại quan là khu vực như thế nào thì không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan, trong trường hợp nào sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng?
Hàng hóa từ nước ngoài trong trường hợp nào sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi Tiết Điều này.
Theo đó, các đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Trường hợp nào sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan?
Kho ngoại quan là khu vực như thế nào thì không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, kho ngoại quan đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan, đồng thời đồng thời là khu vực hải quan riêng thì hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm. Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm.
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan, trong trường hợp nào sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng trong trường hợp kho ngoại quan đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan đồng thời là khu vực hải quan riêng.
Cụ thể, tại Công văn 4943/TCHQ-TXNK năm 2022 của Cục hải quan gửi cho Cục Hải quan tỉnh Bình Dương hướng dẫn về chính sách thuế đối với hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan phải tiêu hủy như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp kho ngoại quan đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, đồng thời là khu vực hải quan riêng theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 thì hàng hóa từ nước ngoài đưa gửi kho ngoại quan không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?