Trường hợp nào sẽ chấm dứt tư cách thành viên liên kết và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã?

Trường hợp nào sẽ chấm dứt tư cách thành viên liên kết và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Thành viên liên kết và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã là gì?

Căn cứ vào Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

- Thành viên liên kết góp vốn là thành viên chỉ góp vốn, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Thành viên liên kết không góp vốn bao gồm:

+Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Thành viên không góp vốn, chỉ góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Trường hợp nào sẽ chấm dứt tư cách thành viên liên kết và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã?

Trường hợp nào sẽ chấm dứt tư cách thành viên liên kết và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã?

Trường hợp nào sẽ chấm dứt tư cách thành viên liên kết và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã?

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức:
a) Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
d) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
đ) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
e) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
2. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn:
a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
4. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, giải quyết quyền, nghĩa vụ đối với thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ.

Như vậy, các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn gồm:

- Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

- Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

- Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;

- Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;

- Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn gồm:

- Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

- Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

- Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;

- Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;

- Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;

- Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.

Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã là gì?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
d) Pháp nhân Việt Nam.

Như vậy, để trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết hợp tác xã thì cần đáp ứng điều kiện sau:

- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;

- Pháp nhân Việt Nam.

Đồng thời, quy định tại khoản 5 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 với trường hợp cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;

- Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Riêng khoản 3, 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023

1,626 lượt xem
Hợp tác xã TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC XÃ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có quy định về vốn góp tối thiểu vào hợp tác xã hay không?
Pháp luật
Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
Pháp luật
Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Các mức lãi suất cho vay nội bộ của hợp tác xã cần phải được niêm yết ở đâu? Điều kiện để hợp tác xã cho vay nội bộ là gì?
Pháp luật
Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ khi dư nợ quá hạn bao nhiêu? Khoản cho vay nội bộ bị thất thoát cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Tải về Mẫu 01 VT phiếu nhập kho áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn Thông tư 71?
Pháp luật
Tổng nguồn vốn của hợp tác xã có phải là tiêu chí phân loại hợp tác xã? Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp?
Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã được xác định như thế nào? Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã chi phí thuê địa điểm bán sản phẩm tại các địa phương không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào