Trường hợp nào quy trình bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức chưa được thực hiện?
- Trường hợp nào quy trình bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức chưa được thực hiện?
- Công chức còn dưới 02 năm công tác tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu có được bổ nhiệm lại không?
- Hồ sơ, thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu của công chức được thực hiện thế nào?
Trường hợp nào quy trình bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức chưa được thực hiện?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp quy trình bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức chưa được thực hiện như sau:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
...
5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Như vậy, quy trình bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức chưa được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật;
- Công chức đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
- Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
- Công chức đang điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế;
- Công chức trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Trường hợp nào quy trình bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức chưa được thực hiện?
Công chức còn dưới 02 năm công tác tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu có được bổ nhiệm lại không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
...
2. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Theo quy định trên thì công chức còn dưới 02 năm công tác tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu thì sẽ không bổ nhiệm lại mà được kéo dài thời gian giữ chức vụ nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nhất định.
Trong đó, thời gian kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Hồ sơ, thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu của công chức được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu, bao gồm:
- Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu;
- Biên bản họp và kết quả kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
- Bản tự nhận xét đánh giá;
- Kết luận về tiêu chuẩn chính trị;
- Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình;
- Bản kê khai tài sản, thu nhập;
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
Về thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, căn cứ Điều 53 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức.
2. Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, xem xét, nếu công chức còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức.
Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được kéo dài thời gian giữ chức vụ theo trình tự, thủ tục được trích dẫn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?