Trường hợp nào Đảng viên sinh con thứ ba không được xem là vi phạm chính sách dân số để được kết nạp lại vào Đảng?
Những trường hợp nào Đảng viên sinh con thứ ba không được xem là vi phạm chính sách dân số để được kết nạp lại vào Đảng?
Căn cứ vào Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về những trường hợp Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng nhưng được xem xét kết nạp lại vào Đảng khi sinh con thứ ba vì không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình như sau:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).
- Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).
Theo đó, Đảng viên sinh con thứ ba thuộc một trong các trường hợp nêu trên, đã bị đưa ra khỏi Đảng vì bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia định sẽ được xem xét kết nạp lại vào Đảng.
Trường hợp nào Đảng viên sinh con thứ ba không được xem là vi phạm chính sách dân số để được kết nạp lại vào Đảng?
Đảng viên sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật theo những hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 52 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định chính sách dân số
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Vi phạm chính sách dân số.
2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Mặc dù ở quy định trên không đề cập đến trường hợp Đảng viên sinh con thứ ba. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng việc vi phạm chính sách dân số ở đây là việc Đảng viên sinh con thứ ba trở lên. Bởi tại Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 đã đề cập đến những trường hợp được xem là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đều là những trường hợp sinh con thứ ba trở lên.
Theo đó, Đảng viên sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng.
Trường hợp Đảng viên đã bị xử lý kỷ luật khiển trách mà vẫn tái phạm thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức.
Đối với Đảng viên sinh con thứ ba gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Thời hiệu kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định chính sách dân số là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Như vậy, đối với hành vi vi phạm quy định chính sách dân số bị xử lý kỷ luật khiển trách thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 5 năm, đối với hành vi vi phạm quy định chính sách dân số bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 10 năm. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng thì không áp dụng thời hiệu kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?