Trường Đại học Ngoại thương điểm chuẩn năm 2023 là bao nhiêu? Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 thế nào?
- Trường Đại học Ngoại thương điểm chuẩn năm 2023 là bao nhiêu?
- Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 thế nào?
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia cần những điều kiện gì?
- Kỳ thi THPT được tổ chức vào những ngày nào?
Trường Đại học Ngoại thương điểm chuẩn năm 2023 là bao nhiêu?
Năm 2023, trường Đại học Ngoại thương điểm trúng tuyển các nhóm ngành tương đối đồng đều và Đại học Ngoại thương điểm cao nhất là 28,5 của tổ hợp D01 đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại.
Tiếp theo, Đại học Ngoại thương điểm trúng tuyển cao thứ hai là 28,3 của tổ hợp A00 đối với ngành Kinh tế - chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và chuyên ngành Thương mại quốc tế, mức điểm 28,0 của tổ hợp A00 đối với ngành Kinh tế quốc tế.
Cụ thể, các nhóm ngành của trường Đại học Ngoại thương điểm trúng tuyển năm 2023 như sau:
Trường Đại học Ngoại thương điểm chuẩn năm 2023 là bao nhiêu? Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 thế nào?
Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023, cụ thể:
(1) Phương thức 1- Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
(2) Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT
(3) Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(4) Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển của trường
(5) Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024
(6) Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng năm 2024
Hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia cần những điều kiện gì?
Theo thông báo phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương nêu rõ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên theo Phương thức 1 như sau:
- Đối với thí sinh tham gia/đạt giải trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc trong Cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, thuộc lĩnh vực phù hợp với các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (bao gồm các môn Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật):
+ Tốt nghiệp THPT năm 2024;
+ Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
+ Tham dự/đạt giải trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường hoặc trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường;
+ Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
+ Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
- Đối với thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12
+ Tốt nghiệp THPT năm 2024;
+ Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp 2 môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
+ Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 (bao gồm cả thí sinh thi vượt cấp) một trong các môn riêng biệt thuộc tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật);
+ Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
+ Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và môn thi đạt giải học sinh giỏi) đạt từ 8,5 điểm trở lên (tính trung bình chung của cả 3 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
+ Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
- Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên:
+ Tốt nghiệp THPT năm 2024;
+ Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
+ Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên;
+ Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của cả 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán) đạt từ 9,0 điểm trở lên (tính trung bình chung của 3 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
+ Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Kỳ thi THPT được tổ chức vào những ngày nào?
Theo Công văn 1277/BGDĐT-QLCL 2024, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó:
- Ngày 26/6/2024: làm thủ tục dự thi;
- Ngày 27, 28/6/2024: tổ chức coi thi;
- Ngày 29/6/2024: dự phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?