Trưởng ban coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Trưởng ban coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ Thông tư 17/2023/TT-BNV Ban hành Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 24 Nội quy và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban coi thi
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban coi thi
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng kiểm định trong việc tổ chức coi thi theo Nội quy và Quy chế này.
b) Phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng ban coi thi; Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, giám thị phòng thi, giám thị hành lang, kỹ thuật viên máy vi tính, thành viên phục vụ thi.
c) Tập huấn cho các thành viên Ban coi thi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Nội quy và Quy chế này.
d) Nhận và bảo quản dữ liệu về câu hỏi và đáp án từ Hội đồng kiểm định theo quy định; giao dữ liệu về câu hỏi và đáp án cho Trưởng điểm thi hoặc Phó Trưởng điểm thi. Khi giao, nhận dữ liệu về câu hỏi và đáp án phải lập biên bản xác định tình trạng của thiết bị chứa dữ liệu và của dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
đ) Phối hợp với Ban thư ký của Hội đồng kiểm định trong việc giao, nhận danh sách thí sinh dự thi, hồ sơ công tác coi thi, kết quả thi của thí sinh sau khi kết thúc kỳ thi.
e) Xây dựng kế hoạch coi thi, công tác coi thi của các điểm thi.
g) Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm của thành viên Ban coi thi và thí sinh. Tạm đình chỉ việc coi thi của Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, giám thị phòng thi, giám thị hành lang, kỹ thuật viên máy vi tính và thành viên phục vụ thi, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm định xem xét, quyết định đình chỉ thi đối với thí sinh theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nội quy và Quy chế này.
h) Tổ chức việc tổng hợp kết quả thi, niêm phong kết quả thi và hồ sơ công tác coi thi để bàn giao cho Ban thư ký của Hội đồng kiểm định.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng ban coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nêu trên.
Trưởng ban coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Trưởng ban coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức do ai bổ nhiệm?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 24 Nội quy và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban coi thi
1. Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng kiểm định thành lập, gồm: Trưởng ban coi thi, Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, thành viên kiêm Thư ký Ban coi thi, thành viên Ban coi thi, giám thị phòng thi, giám thị hành lang, kỹ thuật viên máy vi tính và thành viên phục vụ thi.
Như vậy, Trưởng ban coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức do Chủ tịch Hội đồng kiểm định bổ nhiệm cùng với các thành viên khác của Ban Coi thi.
Quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Nội quy và quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV như sau:
Quy trình coi thi
1. Quy trình coi thi bao gồm các bước sau:
a) Kiểm tra hiện trạng điểm thi trước giờ thi.
b) Kích hoạt hệ thống thi của điểm thi; nhập dữ liệu kỳ thi và dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
c) Gọi thí sinh vào phòng thi, làm thủ tục dự thi cho thí sinh và phổ biến nội quy, quy chế và những việc thí sinh cần biết, cần làm.
d) Quản lý việc làm bài thi của thí sinh; xử lý các phát sinh về máy thi hoặc xử lý vi phạm của thí sinh (nếu có).
đ) Kết thúc ca thi (chiết xuất dữ liệu, lập các báo cáo của điểm thi và bàn giao).
2. Nội dung các bước trong quy trình coi thi được quy định cụ thể tại Hướng dẫn tổ chức thi của Hội đồng kiểm định.
3. Trách nhiệm thực hiện quy trình coi thi
a) Ban coi thi chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động của điểm thi trong công tác coi thi.
b) Trưởng điểm thi chịu trách nhiệm phân công, chỉ đạo công tác coi thi của điểm thi.
c) Giám thị coi thi và kỹ thuật viên máy vi tính chịu trách nhiệm thực hiện sự phân công, hướng dẫn công tác coi thi của Trưởng điểm thi.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra hiện trạng điểm thi trước giờ thi.
- Kích hoạt hệ thống thi của điểm thi; nhập dữ liệu kỳ thi và dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
- Gọi thí sinh vào phòng thi, làm thủ tục dự thi cho thí sinh và phổ biến nội quy, quy chế và những việc thí sinh cần biết, cần làm.
- Quản lý việc làm bài thi của thí sinh; xử lý các phát sinh về máy thi hoặc xử lý vi phạm của thí sinh (nếu có).
- Kết thúc ca thi (chiết xuất dữ liệu, lập các báo cáo của điểm thi và bàn giao).
Thông tư 17/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?