Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm có được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm?
Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm có được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong thời gian tài sản bảo đảm chưa bị xử lý
1. Bên nhận bảo đảm có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm để xử lý.
2. Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép, ủy quyền hoặc xử lý hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản.
Như vậy, trong thời gian giữ tài sản bảo đảm để xử lý thì bên nhận bảo đảm phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn tài sản bảo đảm.
Theo như quy định nêu trên thì trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm phải đúng tính năng và công dụng của tài sản.
Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm có được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm?
Tài sản mới được hình thành sau khi chia tách có tiếp tục là tài sản bảo đảm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau về biến động tài sản bảo đảm như sau:
Biến động về tài sản bảo đảm
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia, tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:
a) Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
b) Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm với tài sản khác hoặc tài sản bảo đảm được chế biến tạo thành tài sản mới thì tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Tài sản mới được tạo thành do hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn mà không chia được thì phần giá trị tài sản bảo đảm được hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản mới trở thành tài sản bảo đảm;
b) Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm. Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm.
Như vậy, việc chia tách tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm sẽ chia làm 02 trường hợp như sau:
- Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
- Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Như vậy, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm 04 loại nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là sự kiện gì? Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày gì? Ngày 3 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
- Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng được bao nhiêu tiền? Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng được trao tặng khi nào?
- Hàng xuất khẩu chưa thông quan có được lập hóa đơn? Xuất khẩu hàng hóa sử dụng loại hóa đơn nào?
- Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh? Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh cả nước ra sao?