Trong giai đoạn 2022-2024, mức bảo lãnh của 02 ngân hàng chính sách tối đa là bao nhiêu tỷ đồng?
- Mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 là gì?
- Trong giai đoạn 2022-2024, mức bảo lãnh của 02 ngân hàng chính sách tối đa là bao nhiêu tỷ đồng?
- Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa đối với 02 ngân hàng chính sách giai đoạn 2022-2024 là bao nhiêu tỷ đồng?
Mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 là gì?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
a) Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm huy động vốn vay để thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
b) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.
c) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước."
Trong giai đoạn 2022-2024, mức bảo lãnh của 02 ngân hàng chính sách tối đa là bao nhiêu tỷ đồng?
Trong giai đoạn 2022-2024, mức bảo lãnh của 02 ngân hàng chính sách tối đa là bao nhiêu tỷ đồng?
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 về dự kiến chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
...
2. Dự kiến chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024:
...
b) Về bảo lãnh Chính phủ
- Mức bảo lãnh Chính phủ đảm bảo tốc độ tăng dư nợ Chính phủ bảo lãnh không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước và trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt.
- Đối với 02 ngân hàng chính sách: mức bảo lãnh hàng năm cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2022-2024 tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn hàng năm (15.737 tỷ đồng); mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2022-2024 tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn hàng năm (3.851 tỷ đồng) cộng với nghĩa vụ phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15) tối đa 38.400 tỷ đồng.
- Quán triệt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Như vậy, đối với 02 ngân hàng chính sách, mức bảo lãnh hàng năm cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2022-2024 tối đa là15.737 tỷ đồng, bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn hàng năm. Mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2022-2024 tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn hàng năm (3.851 tỷ đồng) cộng với nghĩa vụ phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi.
Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa đối với 02 ngân hàng chính sách giai đoạn 2022-2024 là bao nhiêu tỷ đồng?
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 thì mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa đối với 02 ngân hàng chính sách giai đoạn 2022-2024 như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
...
3. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022:
...
c) Về vay được Chính phủ bảo lãnh:
- Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 20.400 tỷ đồng (bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 1.400 tỷ đồng cộng hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tối đa là 19.000 tỷ đồng). Trường hợp năm 2022 không sử dụng hết hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển sang năm 2023 để thực hiện, đảm bảo tổng khối lượng phát hành thực tế trong 2 năm không vượt quá 38.400 tỷ đồng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
- Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm. Mức phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
- Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, số rút vốn không vượt quá số trả nợ gốc trong năm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?