Trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có trách nhiệm ra sao?
- Bộ Quốc Phòng có trách nhiệm ra sao trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng?
- Bộ Công an có trách nhiệm gì trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng?
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan địa phương trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng như thế nào?
- Chế độ báo cáo hàng năm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng được quy định ra sao?
Bộ Quốc Phòng có trách nhiệm ra sao trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng?
Căn cứ vào nội dung Nghị định 101/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 08/12/2022 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Theo Điều 13 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, Bộ Quốc phòng có 04 trách nhiệm chính như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng.
- Xây dựng, ban hành danh mục quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP.
- Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 101/2022/NĐ-CP.
Trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có trách nhiệm ra sao? (Hình từ Internet)
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng?
Trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng được xác định theo nội dung tại Điều 14 Nghị định 101/2022/NĐ-CP bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ an ninh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ an ninh.
- Xây dựng, ban hành danh mục quân dụng phục vụ an ninh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP.
- Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ an ninh theo quy định tại Điều 17 Nghị định 101/2022/NĐ-CP.
Như vậy, trong hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ an ninh, Bộ Công an có 04 trách nhiệm nêu trên.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan địa phương trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng như thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, trách nhiệm của các bộ, cơ quan trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng được quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, các bộ, cơ quan địa phưởng có trách nhiệm chủ yếu là phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng theo đúng quy định tại Nghị định 101/2022/NĐ-CP.
Chế độ báo cáo hàng năm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng được quy định ra sao?
Căn cứ theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, báo cáo hàng năm được hiểu là:
- Báo cáo của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gửi (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính) về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Báo cáo tổng hợp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi về Thủ tướng Chính Phủ.
Theo đó, báo cáo được thực hiện theo Mẫu 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 101/2022/NĐ-CP, bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 101/2022/ND-CP như sau:
Chế độ báo cáo
...
2. Nội dung báo cáo: gồm phần thuyết minh và mẫu biểu, cụ thể như sau:
a) Tình hình chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh;
b) Số lượng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện trong năm báo cáo;
c) Số lượng, chủng loại quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng doanh nghiệp đã thực hiện trong năm báo cáo;
d) Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị.
Về thời gian nộp báo cáo, khoản 3 Điều 17 Nghị định 101/2022/NĐ-CP có quy định:
Chế độ báo cáo
...
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Tổ chức, doanh nghiệp gửi báo cáo về Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an trước ngày 20 tháng 12 năm báo cáo;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 12 năm báo cáo.
Như vậy, theo quy định trên:
- Hạn nộp báo cáo về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tổ chức, doanh nghiệp là trước ngày 20/12 của năm báo cáo.
- Hạn báo cáo về Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là trước ngày 30/12 của năm báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?