Trợ cấp một lần đối với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước được quy định như thế nào?
- Cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có được trợ cấp một lần hay không?
- Đối tượng được hưởng chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là ai?
- Cách tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp đối với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước?
Cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có được trợ cấp một lần hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 44/2022/TT-BTC có quy định như sau:
Chi chế độ trợ cấp, phụ cấp
...
2. Chi chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng đối với:
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ;
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ;
b) Trợ cấp hằng tháng và trợ cấp một lần đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ;
c) Trợ cấp một lần đối với:
- Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ;
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ;
- Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ; thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ;
- Người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ;
d) Trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng có thể được nhận trợ cấp một lần.
Trợ cấp một lần đối với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước được quy định như thế nào?
Đối tượng được hưởng chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 23/1999/NĐ-CP có quy định về Đối tượng được hưởng chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm:
- Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng;
- Sĩ quan, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trước khi có chế độ tiền lương năm 1960;
- Quân nhân, cán bộ đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 (kể cả cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng);
- Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
Cách tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp đối với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 17/1999/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BTCCBCP Cách tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp đối với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước được quy định như sau:
Nguyên tắc tính:
- Việc tính thời gian chiến đấu, công tác, tại chiến trường để hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975;
- Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, tại các chiến trường B, C, K thì được tính cộng dồn thời gian công tác, chiến đấu ở từng chiến trường để hưởng chế độ;
- Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, không liên tục tại chiến trường thì khi tính thời gian để hưởng chế độ phải loại trừ thời gian gián đoạn này.
Công thức tính:
- Thời gian được tính để hưởng chế độ xác định theo công thức sau:
- Tổng số năm được tính để hưởng chế độ = Tổng số tháng được tính để hưởng chế độ/12
- Khi tính thời gian theo công thức trên nếu có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên được tính là 1 năm, dưới 6 tháng tính là nửa năm.
Về cách tính
- Đối với quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường cho đến 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến 30/4/1975:
- Đối với quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường nhưng ra miền Bắc trước 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến ngày ra đến miền Bắc.
- Đối với quân nhân, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trước khi có chế độ tiền lương năm 1960 thì thời gian ở chiến trường được tính kể từ khi đi xây dựng đường dây 559. Cách tính thời gian tương tự các đối tượng nói trên.
- Đối với những người đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động, cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì cách tính thời gian tương tự các đối tượng nói trên.
- Trường hợp hy sinh, từ trần trong chiến trường B, C, K trước 30/4/1975 thì thời gian được tính kể từ khi đi chiến trường đến ngày hy sinh, từ trần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?