Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức theo quy định mới nhất được thực hiện theo những bước nào?
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trong đó:
(1) Không thực hiện bước "Tổ chức họp kiểm điểm" đối với trường hợp:
- Xử lý kỷ luật đối với trường hợp vi phạm tại cơ quan cũ và bị phát hiện tại cơ quan mới theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP;
- Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
(2) Không thực hiện bước "Thành lập Hội đồng kỷ luật" và "Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật" đối với trường hợp:
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định.
> Các trường hợp tại mục (1) và (2) nêu trên được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức theo quy định mới nhất được thực hiện theo những bước nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử lý kỷ luật công chức là bao lâu?
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ tại Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo đó, trừ trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật thì thời hiệu xử lý kỷ luật được xác định như sau:
- 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên.
Thời hạn xử lý kỷ luật công chức là bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật công chức là không quá 90 ngày (Được tính từ khi phát hiện hành vi vi phạm công chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận công chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền).
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Nếu quá thời hạn này mà vẫn chưa có quyết định xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?